backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở trẻ nhỏ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 30/01/2020

    Tìm hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở trẻ nhỏ

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng tắc nghẽn đường thở mạn tính và không hồi phục, thường xuất hiện ở những người trên 40 tuổi. Tuy nhiên, đã có trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính ở trẻ nhỏ được ghi nhận dù rất hiếm khi xảy ra.

    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) sẽ gây tình trạng khó thở do những tổn thương kéo dài xảy ra trong đường dẫn khí, làm suy yếu hoặc phá hủy các túi khí trong phổi. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn, nhất là những đối tượng đang hút thuốc lá hoặc đã từng hút trước đây.

    Thông thường, khi trẻ có biểu hiện khó thở, ho mạn tính hoặc thở khò khè thì thường là do hen suyễn, nhiễm trùng phổi mạn tính hoặc xơ nang. Những triệu chứng này cũng có khi là do tiếp xúc với khói thuốc lá, ô nhiễm không khí hoặc các chất kích thích khác gây nên.

    Các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở trẻ nhỏ

    Những triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở trẻ nhỏ có thể bao gồm:

    • Ho mạn tính
    • Khó thở
    • Thường xuyên bị nhiễm trùng phổi
    • Thở khò khè

    Bạn có thể tham khảo thêm một trường hợp xảy ra vào năm 2016, một bé trai 14 tuổi được chẩn đoán phổi tắc nghẽn mạn tính có giãn phế quản hiếm gặp. Trẻ này có các vấn đề sau:

    • Nhiễm trùng phế quản tái phát nhiều lần từ nhỏ, khó chữa trị.
    • Ho đàm, khạc đàm có mủ mạn tính. Phân lập vi khuẩn trong đàm luôn có Staphylococcus aureusPseudomonas aeruginosa.
    • Khò khè, khó thở với nhiều đợt kịch phát nặng.
    • Viêm xoang phối hợp giãn phế quản
    • Lâm sàng: Suy dinh dưỡng nặng. Ngón tay, ngón chân dùi trống, tím, ngực hình thùng. Có các triệu chứng lâm sàng theo tiêu chuẩn chẩn đoán khí phế thũng.
    • Kết quả X-quang và CT ngực: Hình ảnh lồng ngực khí phế thũng, ứ khí kèm dày, giãn phế quản lan tỏa, tắc đàm, có nhiều túi khí dịch nhỏ và tổn thương phế quản phế viêm trên hai phổi.
    • Khí máu: Ứ CO2, giảm trao đổi qua màng phế nang mao mạch mạnh, oxy hóa máu giảm nặng.
    • Đo chức năng hô hấp: Tắc nghẽn trung bình, tăng tổng dung lượng phổi, tăng sức cản đường thở và cả thể tích khí cặn nhiều.

    Mối liên hệ giữa hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính ở trẻ nhỏ

    Hen suyễn có thể xảy ra ở trẻ em và nhiều trẻ đã lớn lên cùng với tình trạng này. Trong đó, một vài trẻ sẽ có phổi không phát triển bình thường hoặc không hoạt động tốt như những người không bị hen suyễn. Các chuyên gia suy đoán rằng hen suyễn có thể gây ra phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc là một trong những yếu tố khiến cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nhiều khả năng hình thành khi trẻ trưởng thành.

    phổi tắc nghẽn mạn tính ở trẻ nhỏ

    Điều này khá đúng với những trẻ từng mắc hen suyễn kéo dài suốt thời thơ ấu khi chúng gần như cảm thấy khó thở mỗi ngày. Một nghiên cứu còn cho thấy 11% trẻ em bị hen suyễn nặng mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở độ tuổi khá trẻ.

    Hơn thế nữa, 3 trong số 4 trẻ em bị hen suyễn kéo dài có dấu hiệu giảm dung tích phổi vào đầu những năm 20 tuổi. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sau này. Hơn nữa, bé trai có nhiều khả năng gặp phải các vấn đề về phổi hơn các bé gái.

    Bạn nên làm gì khi trẻ có nguy cơ bị phổi tắc nghẽn mạn tính?

    Nếu trẻ bị hen suyễn nặng thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đi khám định kỳ, thực hiện đo thông khí phổi mỗi năm (giúp kiểm tra thể tích không khí có khả năng hít vào và thở ra). Thử nghiệm này có thể giúp phát hiện những bất thường liên quan đến phổi hoặc các triệu chứng sớm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để giúp điều trị và kiểm soát COPD kịp thời. Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng chăm sóc kịp thời, đúng cách sẽ giúp phổi hoạt động tốt trong thời gian lâu nhất có thể.

    Ngoài ra, cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá xem liệu loại điều trị nào có khả năng ngăn ngừa hen suyễn ở trẻ nhỏ tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

    Hãy nhớ, khói thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vậy nên, đừng để trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc lá và giáo dục từ nhỏ để chúng nói không với thuốc lá sau này. Nếu ai đó hút thuốc, hãy yêu cầu họ đi ra ngoài hoặc bạn nên chủ động đưa trẻ tránh xa khỏi khói thuốc.

    Đồng thời, bạn cần tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh. Nếu bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở trẻ nhỏ nào, hãy tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Ngọc Anh · Ngày cập nhật: 30/01/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo