Trong nhiều trường hợp, trẻ đang sốt cao đột ngột dừng lại và phát ban xuất hiện trên cơ thể cùng một thời điểm. Các ban đào được tạo thành những đốm hồng đỏ phẳng hoặc nổi lên và lan ra toàn cơ thể. Khi bạn dùng tay ấn nhẹ vào vùng da này, bạn sẽ thấy vùng màu sáng xung quanh. Thông thường, ban sẽ lan tới mặt, chân, cánh tay và cổ.
Acetaminophen (Tylenol®) hay ibuprofen (như Advil® hay Motrin®) có thể giúp bé giảm sốt. Bạn nên hạn chế dùng aspirin cho trẻ em bởi vì việc sử dụng aspirin trong trường hợp này có liên quan với sự phát triển của hội chứng Reye dẫn đến suy gan. Bạn có thể thử dùng miếng bọt biển hoặc khăn ngâm trong nước lạnh giúp làm giảm sự khó chịu ở các vùng nổi ban đào. Bạn nên tránh cho con tiếp xúc với rượu, nước lạnh, rượu xoa, tắm lạnh.
Bên cạnh đó, bạn nên khuyến khích bé uống các chất lỏng như nước, dung dịch điện giải cho trẻ em, nước ngọt, các chất lỏng này làm giảm nguy cơ mất nước.
Hiện chưa có cách nào để ngăn chặn sự lây lan của ban đào. Các nhiễm trùng thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ nhưng hiếm khi xuất hiện ở người lớn. Do đó, người ta cho rằng việc tiếp xúc với ban đào trong thời thơ ấu có thể làm trẻ không tái mắc bệnh khi lớn lên. Tuy nhiên, không phải người nào cũng gặp may mắn này.
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp
Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp là một bệnh gây ra bởi Human parvovirus. Đây là một bệnh gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bệnh này hiếm khi gây hại cho thai nhi, nhưng người phụ nữ mang thai nên được theo dõi trong trường hợp không có miễn dịch với virus.
Các virus gây bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp lây truyền qua chất tiết hắt hơi hoặc ho. Bệnh này chỉ lây nhiễm trước khi phát ban xuất hiện. Hầu hết trẻ em thường có rất ít triệu chứng, nếu có, trừ phát ban. Các triệu chứng của bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp như cúm và các triệu chứng cảm lạnh như như ho, chảy nước mũi, sốt, đau nhức tổng quát và đau ở các khớp và cơ bắp, mất cảm giác ngon miệng và kích thích.