Ngoài tắm, bạn cũng có thể thoa kem yến mạch lên da bé, mục đích là làm dịu và giữ ẩm cho các mụn nước thủy đậu.
- Mang bao tay để chống trầy xước
Nhiều trẻ không chịu được ngứa mà thường đưa tay lên gãi vết phồng rộp. Hành động này không chỉ vô tác dụng với cơn ngứa mà còn dễ khiến da bé bị nhiễm trùng.
Để ngăn chặn sự cám dỗ từ những ngón tay vào ban đêm hoặc trong lúc bé ngủ trưa, hãy mang bao tay cho bé. Đồng thời, đừng quên cắt móng tay để tránh làm tình trạng trầy xước trầm trọng thêm.
- Tắm với baking soda

Một lựa chọn giảm ngứa khác là thêm baking soda vào chậu nước tắm. Bạn chỉ cần thêm một cốc baking soda vào bồn nước ấm, ngâm trong 15 đến 20 phút rồi tắm cho bé. Cách này có thể áp dụng nhiều lần trong ngày nếu bạn thấy hiệu quả.
- Sử dụng trà hoa cúc
Trà hoa cúc sẽ phát huy công dụng làm dịu vùng ngứa do bị thủy đậu. Hoa cúc có tác dụng sát trùng và chống viêm, rất đáng tin cậy khi áp dụng cho làn da thủy đậu.
Bạn đặt hai đến ba túi trà hoa cúc trong bồn nước ấm. Sau đó, tắm và massage cho bé nhẹ nhàng. Dùng khăn mềm thấm khô.
- Dùng thuốc giảm đau đã được phê duyệt
Nếu mụn nước thủy đậu của con bạn khiến bé đau đớn không dứt, hoặc nếu bé bị sốt cao mà không có dấu hiệu hạ, hãy cho bé uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Điều quan trọng là không cho trẻ em hoặc thiếu niên dùng aspirin, vì loại thuốc này khiến bé có nguy cơ cao mắc hội chứng Reye khi dùng trong thời kỳ bị thủy đậu. Thay vào đó, một số thuốc như acetaminophen (Tylenol) sẽ giúp giảm các triệu chứng đau, lại không gây hại cho trẻ. Tránh dùng ibuprofen nếu được, vì sử dụng nó trong khi bị nhiễm thủy đậu có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng da nghiêm trọng.
Chế độ ăn cho người bị thủy đậu
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!