backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Hỏi đáp Bác sĩ: Dấu hiệu trẻ thiếu sắt là gì? Làm thế nào để có thể nhận biết sớm tình trạng này?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm · Nhi khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Mỹ (AIH)


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 24/05/2022

    Hỏi đáp Bác sĩ: Dấu hiệu trẻ thiếu sắt là gì? Làm thế nào để có thể nhận biết sớm tình trạng này?

    Bạn đọc hỏi: 

    Chào bác sĩ 

    Con trai tôi 5 tuổi, cân nặng 18,5kg. Bé biếng ăn, ngủ không ngon giấc nên có vẻ gầy, hơi xanh xao. Khi chơi đùa cùng bạn bè, bé hay than nhanh mệt, chóng mặt. Cô giáo của bé nói rằng có thể con đang bị thiếu sắt, thiếu chất và khuyên tôi nên đưa con đi khám để cải thiện tình hình. 

    Xin hỏi bác sĩ dấu hiệu trẻ thiếu sắt là gì? Làm thế nào để sớm phát hiện tình trạng này và điều trị kịp thời? Nếu đưa con đi khám, tôi cần cho bé khám ở chuyên khoa nào?  

    Mẹ bé Ken, Lâm Hà, Lâm Đồng

    Bác sĩ trả lời:

     Chào mẹ bé Ken, 

    Với câu hỏi dấu hiệu trẻ thiếu sắt là những gì, làm thế nào để sớm phát hiện tình trạng này và điều trị kịp thời và nên cho trẻ đi khám ở chuyên khoa nào, bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm hiện đang công tác tại khoa Nhi của Bệnh viện đa khoa Quốc tế Becamex Bình Dương, từng công tác tại Bệnh viện Nhi đồng 1 giải đáp như sau:

    Vai trò của sắt và dấu hiệu trẻ thiếu sắt 

    Sắt là một trong những chất cần thiết cho quá trình tạo máu. Trẻ có thể bị thiếu máu mà không được cha mẹ phát hiện, có thể được chẩn đoán tình cờ khi xét nghiệm vì các tình trạng bệnh lý khác hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thiếu máu là mệt mỏi. Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

    • Xanh xao (rõ nhất ở lòng bàn tay bàn chân và kết mạc 2 mắt nhợt nhạt).
    • Trẻ lớn thường chậm chạp, kém tập trung, giảm trí nhớ, hay buồn ngủ, ít đùa nghịch, dễ cáu gắt. 
    • Một số trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng, loét miệng hay rối loạn tiêu hóa
    • Nếu thiếu máu nặng có thể biểu hiện hoa mắt chóng mặt, khó thở khi gắng sức (chạy nhảy, vận động mạnh), nhịp tim không đều, sụt cân, chậm tăng trưởng về cân nặng và chiều cao… 
    • Trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp và tiêu hóa do suy giảm hệ miễn dịch. Trong một số trường hợp hiếm gặp, thiếu máu thiếu sắt ở trẻ có thể diễn tiến thành hội chứng pica – một hội chứng nguy hiểm khiến trẻ thèm uống  nước đá, ăn những loại không phải thức ăn như vụn sơn, bụi bẩn… 
    • Ít phổ biến hơn, những trẻ bị ảnh hưởng có thể bị đau đầu, đau cơ, móng tay dễ gãy và rụng tóc. 

    Làm thế nào để nhận biết trẻ thiếu sắt? 

    dấu hiệu trẻ thiếu sắt

    Ngoài việc căn cứ vào các dấu hiệu kể trên thì cách tốt nhất để phát hiện sớm thiếu sắt là xét nghiệm máu. Trẻ em thường bị thiếu máu nhưng hầu hết đều không có biểu hiện rõ ràng. Chính vì vậy, bố mẹ cần cho trẻ đi xét nghiệm máu định kỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. 

    Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan, nhưng nguồn gốc chính vẫn là liên quan đến thiếu máu. Đây là bệnh lý rất phổ biến và thường có thể điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa nhi tổng quát. Nếu bố mẹ muốn cho bé khám chuyên khoa sâu, có thể đưa bé đến phòng khám Huyết học của Bệnh viện Nhi đồng nhé.

    Phòng ngừa nguy cơ thiếu sắt cho trẻ 

    Để phòng ngừa nguy cơ thiếu sắt cho trẻ, cha mẹ nên:

    • Đối với trẻ hơn 1 tuổi: Cần tránh cho trẻ uống quá nhiều sữa bò nguyên chất mỗi ngày. Bởi loại sữa này có ít chất sắt, việc uống quá nhiều sữa bò sẽ khiến trẻ cảm thấy no, dẫn tới việc làm giảm lượng thức ăn giàu chất sắt khác mà trẻ ăn.
    • Đảm bảo trẻ có một chế độ ăn uống cân bằng: Chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm có chứa sắt.  Bạn hãy thêm thịt đỏ, lòng đỏ trứng, khoai tây, cà chua, đậu, mật mía và nho khô… vào chế độ ăn của bé để con có thể nhận đủ khoáng chất sắt.
    • Bổ sung các loại trái cây có múi hoặc ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin C để cơ thể tăng cường khả năng hấp thu sắt của cơ thể từ các loại rau xanh, thực phẩm khác.

    – Bạn có thể xem thêm các bài viết: 

    10 loại thực phẩm mà trẻ thiếu máu nên ăn

    Thiếu máu do thiếu sắt

    [Hỏi đáp cùng bác sĩ] Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

    Trân trọng

    Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

    Nhi khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Mỹ (AIH)


    Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 24/05/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo