Mụn hạt kê là tình trạng da liễu thường gặp ở trẻ mới sinh. Vậy nguyên nhân từ đâu, có nguy hiểm không và cách chữa mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh ra sao? Tìm hiểu ngay!
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền · Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh
Mụn hạt kê là tình trạng da liễu thường gặp ở trẻ mới sinh. Vậy nguyên nhân từ đâu, có nguy hiểm không và cách chữa mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh ra sao? Tìm hiểu ngay!
Mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh là một vấn đề khá phổ biến về da liễu, dẫu không gây hại đến sức khỏe bé yêu nhưng có thể gây lo lắng và nhiều nỗi băn khoăn cho các bố mẹ. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu về nguyên nhân và cách chữa mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh để bạn có thêm thông tin hữu ích trong việc chăm sóc thiên thần nhỏ của mình.
Mụn hạt kê (mụn sữa) là những nốt mụn nhỏ, màu trắng nhạt, chứa chất bã nhờn hay keratin, thường xuất hiện trên da mặt (trán, má và mũi) của trẻ nhỏ khiến làn da bé trông sần sùi, ngứa ngáy. Một số trẻ sơ sinh có thể bị mụn hạt kê ở cằm, cổ, da đầu, lưng, ngực.
Tình trạng mụn hạt kê xảy ra khi các tế bào da chết từ lớp biểu bì bị mắc kẹt trong các túi nhỏ trên bề mặt da thay vì rơi ra. Điều này gây nên những đốm mụn nhỏ, màu trắng, giống như hạt kê trên da của em bé. Các nốt mụn kê thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá sơ sinh, nhưng chúng không giống nhau. Mụn kê có mặt khi trẻ được sinh ra, còn mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh được gây ra bởi những vết sưng nhỏ, đỏ hoặc mụn mủ trên mặt và da đầu của bé. Mụn trứng cá thường xuất hiện hai tuần sau khi em bé chào đời.
Các bác sĩ nhi khoa có kinh nghiệm sẽ có thể phân biệt được 2 tình trạng mụn này chỉ bằng cách kiểm tra da của bé.
Ngoài ra, vẫn còn các nguyên nhân khác gây ra hiện tượng mụn kê ở trẻ sơ sinh gồm:
Tuy nhìn qua có vẻ đáng sợ nhưng thực chất, mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh không phải là một tình trạng da liễu nguy hiểm hay đáng lo ngại. Thực chất mụn hạt kê không gây đau hay ngứa cho bé và thường tự biến mất sau khoảng 4-5 tuần khi được chăm sóc đúng cách. Trong một số trường hợp hiếm gặp, mụn hạt kê ở trẻ so sinh có thể kéo dài đến vài tháng.
Theo các chuyên gia nhi khoa, việc mụn hạt kê xảy ra biến chứng là do cha mẹ áp dụng cách chữa chăm sóc da cho trẻ sai phương pháp. Từ đó khiến cho các vùng da mọc mụn kê có thể bị kích ứng, viêm nhiễm, gây khó chịu cho trẻ.
Không ít các bố mẹ thắc mắc cách chữa mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh là như thế nào? Để có thể chữa mụn hạt kê cho bé, bạn có thể làm theo các gợi ý sau:
Để chăm sóc da cho bé bị mụn hạt kê, bạn có thể tham khảo thực hiện theo các gợi ý sau:
Để chữa mụn hạt kê cho bé, ngoài việc chăm sóc da trẻ đúng cách, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm được lưu truyền trong dân gian. Theo kinh nghiệm dân gian, một trong những cách chữa mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh là dùng nước hạt kê, lá chè xanh, lá mướp đắng, lá cây kinh giới, sài đất, lá riềng và lá khế… để tắm cho bé.
Hạt kê là một loại hạt có vị ngọt, tính hàn, tác dụng bổ trung, ích khí. Hạt kê cũng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho làn da trẻ sơ sinh. Việc dùng hạt kê để tắm cho bé được xem như một biện pháp dân gian giúp giảm viêm, làm sạch da và giảm ngứa do mụn hạt kê. Các bước cụ thể như như sau:
Theo kinh nghiệm dân gian, lá khế có vị chua chát, tính bình, công dụng thanh nhiệt, tiêu viêm thường được các mẹ dùng để tắm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm điều trị da bị mẩn ngứa, viêm da, dị ứng, ngứa ngáy, mụn nhọt, mề đay, rôm sảy, bệnh chàm… Cách chữa mụn hạt kê cho trẻ sơ sinh với lá khế khá đơn giản. Bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi rửa sạch, đun sôi để nguội và tắm cho bé. Bé sẽ hết mụn kê sau vài lần tắm.
Lá riềng có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn, giúp giải nhiệt và chữa lành vết thương nên trong dân gian loại lá này được dùng để chữa rôm sảy và ngừa các bệnh về da. Lá giềng rất lành và có tác dụng nhanh chóng trong việc chữa mụn kê ở trẻ nhỏ. Cách chữa mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh bằng nước lá riềng như sau:
Hi vọng với những thông tin trên đã giúp bạn biết được mụn kê là gì và cách chữa mụn hạt kê ở trẻ sơ sinh để bé yêu có được làn da mịn màng như bao bé khác. Đừng quên truy cập Hello Bacsi thường xuyên nhằm cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về chủ đề chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bạn nhé!
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền
Dinh dưỡng và Chế độ ăn uống · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!