Bạn đã từng nghe nói về chứng rối loạn thách thức chống đối (Oppositional Defiant Disorder – ODD) ở trẻ em chưa? Đây là một căn bệnh tâm lý khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết để đưa con đi khám và điều trị.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Bạn đã từng nghe nói về chứng rối loạn thách thức chống đối (Oppositional Defiant Disorder – ODD) ở trẻ em chưa? Đây là một căn bệnh tâm lý khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết để đưa con đi khám và điều trị.
Trẻ em thường khó chịu, hay cãi lại những điều mà bố mẹ đặt ra. Tuy nhiên, nếu lúc nào cũng giận dữ, cãi cọ, vùng vằng, gây rối với bố mẹ hay người tỏ ra uy quyền với chúng, trẻ có khả năng đã mắc một bệnh tâm lý có tên gọi là rối loạn thách thức chống đối (ODD).
Chứng rối loạn thách thức chống đối ở trẻ em là sự tái diễn của những kiểu hành vi bất hợp tác, ương bướng, không tuân theo, chống đối người lớn, người có quyền lực. Nếu những hành động chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu việc này trở thành một thói quen của bé thì sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của bé sau này.
Rối loạn thách thức chống đối bao gồm rối loạn hành vi và rối loạn tăng động giảm chú ý. Nếu không chữa trị, bệnh có thể dẫn đến rối loạn hành vi nghiêm trọng như hung hăng, bạo lực và có thể là vi phạm pháp luật.
Chứng bệnh này không chỉ là vấn đề xảy ra ở trẻ nhỏ mà còn có thể ở thanh thiếu niên. Theo thống kê, có khoảng 1/16 trẻ em mắc chứng rối loạn này.
Nguyên nhân của chứng bệnh này vẫn chưa được làm rõ, nhưng có sự đóng góp của các yếu tố về mặt sinh học, tâm lý và môi trường sống. Vấn đề về dẫn truyền thần kinh của trẻ cũng dẫn đến rối loạn thách thức chống đối cũng như các bệnh tâm thần khác. Trẻ sống trong gia đình có người bị bệnh thần kinh sẽ có khả năng mắc bệnh tâm thần, mặc dù các bác sĩ vẫn chưa giải thích được mối liên hệ này. Yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng đối với tiến triển bệnh rối loạn thách thức chống đối ở trẻ em, bao gồm:
Đa số các bé thực hiện các hành vi chống đối như một cách để bảo vệ bản thân. Những đứa bé mắc chứng bệnh này thường không biết cách vượt qua sự lo lắng mà bản thân đang đối mặt.
Các triệu chứng của ODD thường xuất hiện trước khi bé 8 tuổi. Tuy nhiên, rất khó xác định bé có bị mắc ODD hay không bởi những triệu chứng này rất dễ bị nhầm lẫn với việc bé có cá tính quá mạnh. Dưới đây là 5 triệu chứng mà mẹ nên chú ý.
Rối loạn thách thức chống đối có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng:
Nếu không điều trị, rối loạn thách thức chống đối có thể dẫn đến rối loạn hành vi nghiêm trọng. Các triệu chứng của rối loạn hành vi bao gồm:
Con bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các triệu chứng của ODD rất dễ gây nhầm lẫn. Bên cạnh đó, khi có những hành vi này, bé cho đó là điều bình thường nên sẽ không nhận ra vấn đề của bản thân mà chỉ đổ lỗi cho người khác. Dù bé cảm thấy thế nào, bạn vẫn nên đưa bé đến bác sĩ tâm lý khi con có các triệu chứng kể trên.
Để chẩn đoán rối loạn thách thức chống đối, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cung cấp những thông tin về các căn bệnh mà bé đã mắc trước đây và những hành vi gần đây của bé. Bạn cần cung cấp cho bác sĩ những thông tin cụ thể như bé có hành vi gì, khi nào… và chính xác nhằm giúp việc chẩn đoán dễ dàng hơn. Để thu thập thông tin, bác sĩ có thể sử dụng đến bảng câu hỏi.
Một đứa trẻ được chẩn đoán là mắc chứng ODD khi:
Những bé bị ODD cũng dễ mắc các bệnh như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), lo lắng, trầm cảm. Trong đó, ADHD là căn bệnh thường đồng hành cùng ODD.
Muốn điều trị ODD, trẻ cần đến những liệu pháp tâm lý và phải có sự hợp tác giữa bố mẹ và trẻ. Không nhất thiết cho trẻ dùng thuốc trừ khi bé có các vấn đề về thần kinh. Ngoài ra, phương pháp điều trị cho mỗi bé khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, môi trường sống và triệu chứng của các bé.
Các phương pháp điều trị trên có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Tốt nhất, bạn nên có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để điều trị cho bé hiệu quả.
Nếu bé bị ODD, việc nuôi dạy bé không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, khi bé được điều trị thường xuyên, tình hình sẽ trở nên tốt hơn. Điều trị sớm giúp ngăn ngừa các hành vi xấu của bé. Dưới đây là một số lời khuyên bạn có thể áp dụng để chăm sóc bé:
Để thay đổi hành vi của bé, việc tham gia các hoạt động là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, để thuyết phục bé tham gia không phải là điều dễ dàng nên bạn cần phải kiên nhẫn.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!