backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Lý do khiến trẻ bị chảy máu cam khi ngủ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 28/10/2020

    Lý do khiến trẻ bị chảy máu cam khi ngủ

    Trẻ bị chảy máu cam khi ngủ không quá nguy hiểm nhưng bạn cũng cần chú ý những dấu hiệu kèm theo và sơ cứu đúng cách để trẻ không bị mất máu quá nhiều. 

    Trẻ gặp phải tình trạng chảy máu cam ít nhất một lần trong đời. Nếu bé bị chảy máu cam vào ban ngày, bạn dễ dàng phát hiện và có cách sơ cứu kịp thời. Tuy nhiên, nếu trẻ chảy máu mũi vào ban đêm khi ngủ, sự việc sẽ trở nên phức tạp hơn. Bạn có biết nguyên nhân do đâu và cách xử lý ra sao? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu những chia sẻ dưới đây.

    Nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ bị chảy máu cam khi ngủ

    Theo các chuyên gia, những lý do phổ biến nhất khiến trẻ bị chảy máu cam khi ngủ là do khô hốc mũi và thói quen ngoáy mũi ở trẻ.

    1. Khô hốc mũi khiến trẻ bị chảy máu cam khi ngủ và cách xử trí

    sử dụng máy tạo độ ẩm

    Có nhiều vấn đề khác nhau khiến hốc mũi bị khô, trong đó có yếu tố thiếu hụt dinh dưỡng, thường là thiếu vitamin C và không khí khô. Tương tự da bị khô, nứt nẻ và chảy máu, hốc mũi khô khiến các mao mạch trong mũi trở nên nhạy cảm và dễ bị chảy máu.

    Để giúp bé ngăn ngừa chảy máu cam khi ngủ, bạn có thể:

  • Giữ nhiệt độ phòng ngủ vừa phải, có thể sử dụng máy làm ẩm, đặc biệt là vào mùa đông
  • Dùng nước muối sinh lý làm ẩm, vệ sinh mũi trước khi đi ngủ
  • Dùng tăm bông thoa một lớp kem dưỡng ẩm cho bé như Vaseline vào hốc mũi
  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất phòng ngừa chảy máu cam cho trẻ.
  • 2. Thói quen hay ngoáy mũi

    Thực tế, thói quen tưởng chừng vô hại này lại dễ khiến trẻ bị chảy máu cam về đêm. Trẻ có thể thực hiện hành động này một cách vô thức trong lúc ngủ khiến mao mạch mũi bị tác động mạnh và tổn thương, đặc biệt nếu bé còn có móng tay nhọn.

    Bạn có thể giúp bé phòng ngừa bằng cách:

    • Thường xuyên kiểm tra, cắt móng tay cho con gọn gàng
    • Rửa tay sạch trước khi đi ngủ
    • Mang găng tay mềm.

    Dấu hiệu cảnh báo

    Tình trạng trẻ bị chảy máu cam về đêm không quá nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bạn vẫn cần quan sát bé kỹ hơn nếu bé có các biểu hiện lạ như mệt mỏi, tái nhợt, tiền sử bé bị chảy máu cam nhiều lần trước đó. Nếu bé đang bị sốt, nhức đầu thì rất có thể bé đang gặp phải những bệnh lý nguy hiểm hơn như sốt xuất huyết, sốt chikungunya, gây hiện tượng sốt chảy máu cam. Ngoài ra, nếu bé còn có biểu hiện lạ như đi tiểu, đi cầu ra máu, bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay.

    Điều trị trẻ bị chảy máu cam khi ngủ

    đưa trẻ bị chảy máu cam khi ngủ đi khám bác sĩ

    Nếu bé bị chảy máu cam thường xuyên, mũi trẻ có khả năng cao bị kích ứng mạn tính khiến mao mạch trong mũi tổn thương và chảy máu nhiều lần. Ngoài những bước sơ cứu ban đầu cho trẻ như:

    • Để trẻ đứng, ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi gục về phía trước
    • Bóp chặt 2 bên mũi để trẻ thở bằng miệng
    • Chườm đá ở mũi.

    Bạn nên đưa trẻ đi nội soi để được kiểm tra kỹ hơn về đường mũi vì bé có thể gặp phải một số bệnh lý viêm nhiễm như viêm xoang, viêm mũi dị ứng… Khi bé chảy máu cam, bạn cần bình tĩnh để trấn an bé đồng thời sơ cứu kịp thời để đảm bảo bé không bị mất máu nhiều nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 28/10/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo