backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Con tự làm đau mình: Tình trạng cần bố mẹ quan tâm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 31/08/2018

    Con tự làm đau mình: Tình trạng cần bố mẹ quan tâm

    Bố mẹ thường thương yêu con hết mực. Vì thế, mỗi khi con bị thương do té ngã, bố mẹ đều cảm thấy xót xa. Nỗi đau này càng tăng khi con tự làm đau mình. Bạn đã biết lý do tại sao bé làm như vậy và cách đối phó thế nào chưa? Hãy tìm hiểu điều này thông qua bài viết của Hello Bacsi nhé.

    Một cuộc thăm dò của KidsHealth đã hỏi những bé lớn về những căng thẳng và cách bé giải tỏa mỗi khi buồn bã. Khoảng 25% trả lời rằng khi tâm trạng không vui, trẻ sẽ giải tỏa trên bản thân thông qua hành động đánh, cắn hoặc đập đầu vào một vật gì đó.

    Vì sao con tự làm đau mình?

    1. Khi con phát triển từ giai đoạn sơ sinh sang thời kỳ tập đi, bé sẽ bắt đầu khám phá môi trường xung quanh và truyền đạt mong muốn cũng như nhu cầu của mình. Tuy nhiên, khả năng của con lại không phù hợp với điều mình mong muốn.

    Do không thể thực hiện những gì mình muốn hoặc chưa thích ứng được với hoàn cảnh, tâm trạng của bé sẽ chuyển dần sang tức giận ở mức độ vừa phải. Nếu sự thất vọng càng ngày càng cao có thể dẫn đến tình trạng con tự làm đau mình để bộc lộ cảm xúc.

    2. Khi con tự làm đau mình, bé có thể cảm thấy đau ở một bộ phận nào đó trong cơ thể. Ví dụ, bạn thấy bé đánh vào đầu gần mang tai, có thể bé bị nhiễm trùng tai. Bé mọc răng cũng sẽ tự tát vào miệng khi đối phó với cơn đau nướu răng.

     Nếu nhận thấy con có biểu hiện tự đánh mình, bạn hãy chú ý đến bất kỳ nguyên nhân có thể khiến con tức giận như không cho bé làm điều con muốn hoặc bé quá mệt mỏi, đói bụng, đau ở một bộ phận nào đó… Khi biết được nguyên nhân chính xác, bạn sẽ có cách ngăn cơn tức giận của con. 

    Cách đối phó khi bé tự làm đau mình

    cách đối phó khi bé làm dau mình

    Nếu không thể ngăn con tự làm đau bản thân, bạn hãy thực hiện những cách kiềm chế phần nào cơn tức giận của bé bằng cách: 

    • Tạo một môi trường an toàn cho con: Nếu bé tìm nhiều cách để làm tổn thương bản thân, chẳng hạn như đập đầu vào tường, bạn hãy bế con lên hoặc di chuyển các vật nguy hiểm xa khỏi tầm tay của bé.
    • Hỗ trợ về mặt thể chất: Ôm con thật chặt để bé không thể dùng tay đánh vào đầu. Ngoài ra, sự thân thiết từ vòng tay của bạn sẽ giúp làm dịu tâm trạng của bé và bé cảm thấy mình được yêu thương.
    • Dùng lời lẽ an ủi: Hãy dỗ dành bé bằng thật nhiều từ ngữ dịu dàng và để con biết rằng bạn luôn ở bên cạnh. Bạn có thể đưa cho con một vài đồ vật mềm mại chẳng hạn như gấu bông hoặc bình sữa nếu bé muốn.

    Khi nào nên lo lắng?

    Nếu một đứa trẻ sử dụng bạo lực lên bản thân một cách thường xuyên và không phải do giận dữ hay khó chịu trong cơ thể, thói quen này có thể là bé đang gặp một vấn đề sức khỏe như bệnh tự kỷ. Ngoài việc con tự làm đau mình, trẻ tự kỷ có thể cào xước, cắn chân tay, đập đầu vào tường…

    Thêm vào đó, trẻ nhỏ bị khuyết tật phát triển cũng có thể tự gây thương tích cho mình. Ví dụ, bé đập đầu vào gối theo một nhịp điệu nhất định để kích thích tiền đình. Do đó, khi thấy con có biểu hiện không ổn, các vết bầm lớn thường xuyên xuất hiện, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 31/08/2018

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo