backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Có an toàn khi dùng cà phê đã khử caffeine khi cho con bú?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Kim · Ngày cập nhật: 19/04/2018

    Có an toàn khi dùng cà phê đã khử caffeine khi cho con bú?

    Nhấm nháp tách cà phê nóng vào buổi sáng giúp bản thân thư giãn, chống buồn ngủ và giảm căng thẳng. Đối với nhiều người, cà phê là thức uống không thể thiếu, phải dùng ít nhất một tách mỗi ngày. Tuy nhiên, khi cho con bú, bạn không nên dùng cà phê mà có thể thay thế bằng cà phê đã khử caffeine.

    Tuy nhiên, khi đang trong thời gian cho con bú thì bạn phải hy sinh nhiều thứ, trong đó bao gồm cả cà phê. Điều này rất khó để thực hiện, nhưng tin tốt là bạn có một lựa chọn khác để thay thế cà phê.

    Bài viết sẽ giúp bạn biết những lựa chọn có giá trị dinh dưỡng và lý do caffeine ảnh hưởng xấu đến bạn và trẻ sơ sinh khi đang trong thời gian cho con bú. Đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao có thể dùng cà phê khử caffeine (decaf coffee) để thay thế cà phê thường.

    Mức caffeine trong cà phê thường và cà phê đã khử caffeine

    Hàm lượng caffeine trung bình trong một tách cà phê pha 237ml là 95mg, trong khi cà phê decaf trung bình chỉ khoảng 3mg. Điều này có nghĩa là cà phê decaf vẫn có chứa caffeine nhưng ít hơn cà phê thường. Nguyên do là trong quá trình chế biến, cà phê decaf được loại bỏ ít nhất khoảng 97% lượng caffeine. Caffeine được loại bỏ nhờ sự trợ giúp của các dung môi như nước, cacbon dioxide (CO2) hoặc dung môi hữu cơ, sau đó các hạt cà phê được rang và nghiền.

    Ngoài ra, mức độ caffeine còn phụ thuộc vào từng loại, kích cỡ của tách và phương pháp chuẩn bị (pha cà phê). Theo nghiên cứu, trong một tách cà phê decaf (180ml) có từ 0–7mg lượng caffeine, trong khi một tách cà phê thường là 70–140mg.

    co-an-toan-khi-dung-ca-phe-da-khu-caffeine-trong-khi-cho-con-bu

    Giá trị dinh dưỡng của cà phê đã khử caffeine

    Giá trị dinh dưỡng của cà phê đã khử caffeine cũng tương tự như cà phê thường. Cà phê đã khử caffeine cũng có chứa chất chống oxy hóa nhưng một số phần trăm (khoảng 15%) có thể bị mất trong quá trình khử caffeine. Các chất chống oxy hóa chủ yếu có trong cà phê decaf là axit hydrocinnamic và polyphenol. Ngoài ra, còn có một số thành phần khác trong cà phê decaf gồm 4,8% kali, 2,4% lượng magiê khuyến khích dùng hàng ngày, 2,5% niacin hoặc vitamin B3.

    Tuy cà phê thường và cà phê đã khử caffeine có giá trị dinh dưỡng gần giống nhau, nhưng bạn vẫn chỉ nên dùng cà phê đã khử caffeine vì hàm lượng caffeine trong cà phê thường cao hơn cà phê decaf rất nhiều, điều này sẽ ảnh hưởng đến bạn và cả con bạn.

    Tác dụng phụ của caffeine trong thời gian cho con bú

    Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mức tiêu thụ caffeine trung bình trong thời gian cho con bú là từ 2–3 tách hoặc 300mg mỗi ngày thì sẽ không ảnh hưởng đến bé.

    • Caffeine có khả năng tích tụ trong cơ thể trẻ sơ sinh khi bú nếu người mẹ tiêu thụ cà phê ở mức cao, 750mg hoặc nhiều hơn mức cho phép trong một ngày. Tuy nhiên, có một số trẻ có độ nhạy cảm cao với caffeine có thể cáu kỉnh hoặc quấy khóc bất thường ngay cả ở mức thấp.

    • Trẻ sơ sinh không thể tự loại bỏ caffeine khỏi cơ thể, dẫn đến các vấn đề gây khó chịu, đau đớn, mất ngủ và táo bón.

    • Caffeine gây lợi tiểu và làm mất nước ở các bà mẹ đang cho con bú.

    • Thói quen uống cà phê của mẹ đang cho con bú có thể làm giảm hàm lượng sắt trong sữa.

    • Việc tiêu thụ caffeine có thể ảnh hưởng đến phản xạ sữa xuống (sữa được giải phóng từ ngực) của mẹ đang cho con bú.

    Nồng độ caffeine trong cà phê decaf thấp nên sẽ không gây nguy hại cho trẻ khi bú sữa mẹ. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức chịu đựng của trẻ sơ sinh.

    Các bà mẹ đang cho con bú có thể uống caffeine

    Khi muốn uống cà phê, bạn vẫn có thể dùng cà phê đã khử caffeine trong thời gian cho con bú. Song các bà mẹ cũng cần phải lưu ý các nguồn thực phẩm khác cũng chứa caffeine như: soda, chocolate, trà và một số khác. Nếu dùng cà phê decaf cùng lúc với các sản phẩm khác cũng chứa caffeine thì mức tiêu thụ caffeine tăng lên sẽ ảnh hưởng đến sữa mẹ.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Hoàng Kim · Ngày cập nhật: 19/04/2018

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo