backup og meta

Mách mẹ 3 công thức nấu cháo sò huyết cho bé thơm ngon

Mách mẹ 3 công thức nấu cháo sò huyết cho bé thơm ngon

Sò huyết là một trong những loại hải sản bổ sung nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Thế nên nhiều mẹ để tâm học cách nấu cháo sò huyết cho bé nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đảm bảo cho sự phát triển của trẻ nhỏ. 

Hãy cùng Hello Bacsi tìm ra 3 công thức giúp mẹ nấu cháo sò huyết cho bé vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng qua bài viết bên dưới nhé. 

Thành phần dinh dưỡng của sò huyết

Sò huyết thuộc lớp động vật có vỏ, chứa ít calo, giàu protein và được được các chuyên gia xem là nhà máy dinh dưỡng vì những lý do sau: 

  • Sò huyết chứa một lượng lớn sắt, đây là vi chất cần thiết cho sự sản sinh hồng cầu và giúp trẻ phát triển toàn diện.
  • Sò huyết rất giàu axit béo omega-3 và vitamin B12, hai dưỡng chất được nhiều nghiên cứu chứng minh có thể bảo vệ tim trước những nguy cơ gây hại và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Hai chất này cũng giúp giảm thiểu các nguy cơ gây ra các vấn đề về phát triển não ở trẻ em và hỗ trợ tăng cường sức khỏe não bộ. 
  • Trong sò huyết cũng có chứa một lượng lớn kẽm, một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể chống lại tác hại do phản ứng viêm gây ra. Ngoài ra, kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các tế bào ở tuyến phòng thủ miễn dịch của cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch. 

Mách mẹ 3 cách nấu cháo sò huyết ngon cho bé

1. Cách nấu cháo sò huyết truyền thống

Nguyên liệu

  • 20g gạo 
  • 50g thịt sò đã được sơ chế sạch sẽ hoặc mẹ có thể dùng 300g sò nguyên con
  • Hành lá, hành tím băm nhỏ
  • Gia vị cho bé ăn dặm.

Thực hiện

Cách nấu cháo sò huyết cho bé theo kiểu truyền thống được thực hiện như sau:

  • Sò huyết ngâm cho nhả sạch cát, sau đó chà sạch, tách lấy thịt và băm nhỏ thì đem ướp với nước mắm và hành tím trong khoảng 30 phút cho gia vị ngấm đều. 
  • Xào sơ phần thịt sò, điều này giúp gia tăng hương thơm cho cháo, kích thích vị giác của bé hơn. 
  • Song song đó, bạn cho gạo vào nấu cháo. Khi cháo vừa chín tới thì cho phần thịt sò vào khuấy đều đến khi cháo nhừ thì nêm lại và tắt bếp. 
  • Cho cháo ra chén nhỏ, đợi nguội bớt thì cho dầu ăn dành cho bé ăn dặm vào đảo đều và cho bé thưởng thức khi cháo còn ấm.   

2. Cháo sò huyết rau củ

cách nấu cháo sò huyết cho bé

Nguyên liệu

  • 15g gạo tẻ
  • 15g gạo nếp
  • 50g thịt sò huyết
  • 30g nấm rơm
  • 50g rau xanh tùy thích
  • Hành lá, hành tím
  • Gia vị cho bé ăn dặm. 

Thực hiện

Trong cách nấu cháo sò huyết rau củ, mẹ hãy làm theo các hướng dẫn dưới đây:

  • Thịt sò huyết thái nhỏ, đem ướp cùng với nước mắm và hành tím trong khoảng 30 phút cho ngấm đều gia vị. Xào sơ thịt sò, nhưng tránh xào lâu vì sẽ khiến sò huyết bị teo và mất ngon.
  • Rau và nấm rơm sơ chế sạch sẽ, ngâm nước muối loãng, vớt ra, vẩy ráo, luộc chín. Vớt ra, để nguội, băm nhỏ. 
  • Nấu cháo khi hạt gạo vừa nở bung đều thì cho sò, rau và nấm vào nấu đến khi nhừ. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và cho hành lá thái nhỏ vào. Đợi cháo sôi thì tắt bếp. 
  • Nếu các thành phần vẫn chưa nhuyễn thì có thể sử dụng cối xay hay rây để rây cho cháo mịn hơn, giúp bé dễ nuốt.
  • Mẹ nên cho bé ăn cháo khi còn ấm. 

3. Cháo sò huyết nấm

Nguyên liệu

  • 10g gạo tẻ
  • 25g thịt sò huyết
  • 30-50g nấm rơm
  • Hành lá và hành tím
  • Gia vị nêm

Thực hiện

Cách nấu cháo sò huyết nấm cho bé:

  • Gạo vo sạch, nấu trên lửa vừa thành cháo.
  • Băm nhỏ thịt sò huyết và nấm rơm đã được sơ chế sạch. Sau đó, trộn hỗn hợp này với chút xíu nước mắm và hành tím. 
  • Cháo chín, mẹ cho sò huyết và nấm rơm vào, nêm nếm lại và cho hành lá băm nhuyễn. 
  • Đợi đến khi cháo sôi nhừ thì mẹ có thể cho thêm xíu dầu mè giúp tăng hương thơm và tắt bếp. 
  • Múc cháo ra chén nhỏ và cho bé ăn khi cháo còn ấm. 

Lưu ý khi nấu cháo sò huyết cho bé

cách nấu cháo sò huyết cho bé

Dưới đây là một số lưu ý dành cho mẹ khi nấu cháo sò huyết cho bé: 

  • Thịt sò huyết khá trơn và dai nên mẹ hãy  băm nhuyễn hoặc thái nhỏ trước khi cho bé ăn để hạn chế nguy cơ nghẹt đường thở do bé nuốt mà chưa kịp nhai. 
  • Một số loại động vật có vỏ, bao gồm cả sò huyết, có thể chứa các hàm lượng kim loại nặng khác nhau từ môi trường sống và tích tụ gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi sử dụng mà không gây nguy hại đến sức khỏe trẻ nhỏ, hãy cho trẻ ăn một lượng vừa đủ và không cho trẻ ăn khi bé chưa đủ 12 tháng tuổi
  • Thận của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa hoàn thiện, nên để đảm bảo thận không làm việc quá sức, mẹ hãy hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị trong khẩu phần ăn của bé, cố gắng giữ vị càng tự nhiên càng tốt.
  • Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện, mẹ nên mua sò tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng, ngâm rửa sạch, nấu chín kỹ trước khi cho bé ăn để đảm bảo bé không bị khó tiêu hay dị ứng do ăn thực phẩm không sạch. 

Hy vọng mẹ đã tìm được cách nấu cháo sò huyết ngon và có thể trổ tài nấu những món ngon cho con yêu thưởng thức. 

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Raw/Partially-cooked Shellfish Including Blood Cockles — Risky to Consume!

https://www.cfs.gov.hk/english/multimedia/multimedia_pub/multimedia_pub_fsf_130_03.html Ngày truy cập 13/10/2021

Health Benefits Of  Shellfish

https://maineclammers.org/clamming/shellfish/health-benefits/ Ngày truy cập 13/10/2021

Why Parents Are Told to Give Babies Unseasoned Food – One Type of Food at a Time

https://news.ncsu.edu/2014/05/baby-food/ Ngày truy cập 13/10/2021

What Is Shellfish? Everything You Need to Know

https://www.healthline.com/nutrition/shellfish Ngày truy cập 13/10/2021

When can my baby eat fish and shellfish? parents.com/baby/feeding/when-can-my-baby-eat-fish-and-shellfish/Ngày truy cập 13/10/2021

 

Phiên bản hiện tại

19/10/2021

Tác giả: Nhi Bui

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Nhi Bui · Ngày cập nhật: 19/10/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo