backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Cách dỗ trẻ khóc đêm: 7 tuyệt chiêu xoa dịu cơn quấy khóc của bé

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Cẩm Phương · Ngày cập nhật: 18/08/2021

    Cách dỗ trẻ khóc đêm: 7 tuyệt chiêu xoa dịu cơn quấy khóc của bé

    Bên cạnh những kiến thức chăm con, cách làm trẻ sơ sinh hết khóc cũng là điều bạn nên tìm hiểu để “nuôi con không phải là cuộc chiến’ với bất kỳ ông bố, bà mẹ nào. Cách dỗ trẻ khóc hiệu quả nhất là gì?

    Trẻ sơ sinh quấy khóc là chuyện thường tình. Mặc dù vậy, bé quấy khóc đêm hoặc khóc quá nhiều ban ngày có thể khiến không khí gia đình căng thẳng. Vậy làm sao để em bé hết khóc?

    1. Cách dỗ trẻ khóc: Ôm và xoa dịu bé

    Cái ôm nhẹ nhàng của bố mẹ là cách tiếp cận tốt nhất để giúp bé thư giãn, ổn định tình thần. Bạn hãy yên tâm rằng việc ôm ấp này sẽ không khiến bé trở nên ỷ lại. Để dỗ trẻ khóc, bạn có thể làm theo những cách sau:

    • Ôm bé vào lòng
    • Quấn bé trong một tấm chăn mỏng
    • Đặt bé vào nôi hay ghế
    • Cho bé vào xe đẩy và đi dạo ngoài trời hoặc trong nhà
    • Tạo ra các âm thanh để chuyển hướng chú ý của trẻ như chạy máy giặt hoặc máy hút bụi. Bạn nên chuẩn bị sẵn đĩa ghi âm nhiều loại âm thanh khác nhau
    • Bất cứ điều gì khác mà bạn nghĩ có thể hữu ích, chẳng hạn như núm vú giả, tắm nước ấm hoặc chơi đùa với con.

    2. Cách dỗ em bé khóc: Quấn bé trong một tấm chăn

    cách dỗ trẻ khóc

    Nếu muốn tìm cách giỗ trẻ sơ sinh khóc, bạn hãy quấn bé vào một tấm chăn hoặc khăn mềm, mỏng. Hành động này cực kỳ hữu ích trong việc làm dịu cơn khóc của bé. Nó cũng giúp làm giảm khả năng bé thức giấc do phản xạ giật mình và giúp bé ngủ lâu hơn. Để quấn bé, bạn có thể làm theo 3 bước sau:

    • Bắt đầu bằng việc để bé nằm trên tấm chăn và hai cánh tay ở hai bên.
    • Kéo phía bên trái của tấm mền qua cơ thể bé và gấp nó lại
    • Kéo từ dưới lên
    • Kéo phía bên phải trên và gấp lại.

    Đây là một kỹ thuật hữu ích cho bé từ khi mới sinh cho đến 4 tháng tuổi giúp hạn chế bé quấy khóc đêm hoặc ngày.

    3. Cách dỗ trẻ khóc: Để bé khóc cho thỏa rồi ngủ thiếp đi

    cách dỗ trẻ khóc

    Nếu sau 30 phút tìm đủ mọi cách dỗ trẻ khóc nhưng không được, bạn có thể để bé tiếp tục khóc cho đến khi bé chìm vào giấc ngủ.

    Bạn cần giảm thiểu các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài trong khi giúp bé vào giấc ngủ. Hãy đóng cửa, điều chỉnh ánh sáng phòng rồi để quan sát khi bé tự điều chỉnh cơn quấy khóc của mình. Sau đó, nếu bé khóc lâu hơn 15 phút, hãy bế lên và thử dỗ bé một lần nữa.

    4. Con quấy khóc đêm phải làm sao? Tránh để bé thức khuya

    Mặc dù trẻ sơ sinh cần phải được ôm ấp khi đang khóc nhưng không phải lúc nào bạn cũng cần phải làm như vậy. Nếu bạn can thiệp quá nhiều khi bé quấy khóc, bạn sẽ trở thành người không thể thiếu cho quá trình ngủ của bé.

    Bạn cũng sẽ không thể giải quyết chứng khóc đêm của bé vì bé chỉ có thể ngủ được nếu được bạn ôm ấp. Để ngăn chặn điều này, khi bé buồn ngủ nhưng không khóc, hãy đặt bé trong nôi và để cho bé học cách tự an ủi và tự ngủ, đừng dỗ dành hoặc cho bú. Dần dần, bé có thể tự chìm vào giấc ngủ mà không cần được mẹ phải ôm ấp hay vỗ về. 

    5. Cách làm trẻ sơ sinh hết khóc đêm: Cho bé ngủ đêm thay vì ngủ ngày

    cách dỗ trẻ khóc

    Nếu đang tìm cách dỗ trẻ khóc đêm, bạn hãy thử cho bé ngủ ít vào ban ngày. Nếu bé ngủ được 3 tiếng vào ban ngày, hãy nhẹ nhàng đánh thức bé và chơi cùng bé hoặc cho bé ăn, tùy thuộc vào nhu cầu của bé. Bằng cách này, thời gian bé ngủ lâu nhất (thường là khoảng 5 tiếng) sẽ diễn ra vào ban đêm. 

    6. Cách dỗ trẻ khóc: Lên thời gian biểu để cho bé ăn

    Bạn đừng cho bé bú mỗi khi bé quấy khóc vì đói chỉ là một trong vô vàn lý do khiến bé khóc. Thường thì phải mất khoảng 2 giờ để dạ dày của bé tiêu hóa hết thức ăn. Vì vậy, thời gian giữa các lần ăn sẽ khá lâu, trừ khi bạn thực sự tin rằng bé đang đói. Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, bạn cần tránh uống quá nhiều cà phê, trà, nước ngọt có gas và các chất kích thích khác.

    Hãy đề phòng trường hợp bé bị dị ứng sữa bò nếu bé bị tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn đỏ, thở khò khè khi uống sữa hoặc gia đình bạn có tiền sử bị dị ứng sữa. Nếu bé có các phản ứng dị ứng này, hãy thử cho bé uống một ly sữa bột làm từ đậu nành mỗi tuần. Sữa làm từ đậu nành có thể bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Nếu bạn đang cho con bú, hãy tránh ăn hay uống các loại thực phẩm chứa sữa bò trong chế độ ăn uống trong vòng 1 tuần. Nếu việc khóc quấy của bé cải thiện đáng kể từ khi dùng sữa đậu nành, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn thêm liệu bạn có thể tiếp tục cho bé uống sữa ngoài hay không. Ngoài ra, bạn có thể cho bé uống sữa làm từ amino axit (ví dụ như Alimentum). 

    7. Bố mẹ hãy dành thời gian nghỉ ngơi

    cách dỗ trẻ khóc

    Dần dần tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc sẽ được cải thiện. Vấn đề là bạn cần kiên nhẫn, chia sẻ trách nhiệm này với người thân, tránh để bản thân mình quá mệt mỏi và kiệt sức. Hãy ngủ ít nhất một giấc ngắn trong ngày nếu bạn không thể yên giấc vào ban đêm.

    Nếu mệt mỏi với tình trạng con quấy khóc, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của người thân trong gia đình để tìm cách dỗ trẻ sơ sinh hoặc giúp đỡ, trông nom những đứa trẻ khác cũng như công việc vặt trong nhà.

    Chăm sóc con nhỏ hay quấy khóc là việc yêu cầu sự hỗ trợ từ nhiều người. Nếu có điều kiện, b ạn có thể thuê một người trông trẻ để có thể ra khỏi nhà và thư giãn tâm trí. Hãy nói chuyện với ai đó mỗi ngày và giải bày những cảm xúc lẫn lộn của bạn để bạn có thể thoải mái hơn. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng những bí quyết giúp bạn thư thái tinh thần khi bé quấy khóc để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này. 

    Khi nào trẻ quấy khóc cần gặp bác sĩ?

    Nếu bạn phải tìm cách dỗ bé khóc liên tục mà không thành công, bạn hãy cân nhắc đưa con đến gặp bác sĩ. Đặc biệt là khi trẻ quấy khóc kèm những điều kiện sau:

    • Bé đã hơn 4 tháng tuổi và vẫn quấy khóc
    • Bé có vẻ đau đớn
    • Bé khóc liên tục trong hơn 3 giờ
    • Bạn không thể tìm được cách dỗ trẻ khóc.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Cẩm Phương · Ngày cập nhật: 18/08/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo