Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thế nhưng đôi lúc, trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón khiến nhiều mẹ hết sức hoang mang, lo lắng.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thế nhưng đôi lúc, trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón khiến nhiều mẹ hết sức hoang mang, lo lắng.
Sữa mẹ rất dễ tiêu hóa, thậm chí, đôi lúc, sữa mẹ còn được xem là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên cho trẻ nhỏ. Trẻ bú mẹ hoàn toàn hiếm khi bị táo bón nhưng điều này không đồng nghĩa với việc tình trạng này không xảy ra. Nếu bé cưng nhà bạn đang rơi vào tình huống này và bạn đang hết sức hoang mang, hãy dành ngay vài phút xem ngay bài viết dưới đây của Hello Bacsi để hiểu lý do tại sao cũng như giải pháp để khắc phục nhé.
Làm thế nào để biết bé cưng nhà bạn có đang bị táo bón hay không? Hầu hết các bà mẹ đều dựa vào tần suất đi ngoài nhưng thực tế, đây không phải là dấu hiệu chính xác của táo bón. Thậm chí, việc bé rặn hoặc khó chịu khi đi ngoài cũng chưa đủ chắc chắn để biết bé có bị táo bón hay không.
Bởi một số bé rặn mạnh khi đi ngoài có thể là do bé cần phải dùng cơ bụng để đẩy phân ra ngoài. Ngoài ra, do thường xuyên nằm ngửa và không có sự hỗ trợ của phần thắt lưng hay trọng lực khi ngồi nên bé sẽ mất nhiều thời gian để đi ngoài hơn.
Để xác định trẻ sơ sinh bú mẹ có bị táo bón không, bạn cần xem xét một số dấu hiệu sau:
Hầu hết trẻ sơ sinh bú mẹ không bị táo bón nhưng cũng có không ít trường hợp bé bú mẹ hoàn toàn nhưng vẫn bị táo bón. Theo quan niệm dân gian, trẻ bú mẹ hoàn toàn nhưng vẫn bị táo bón là do mẹ ăn quá mặn, kiêng khem quá mức khi chỉ ăn thức khô như thịt kho khô, cá kho tiêu, không ăn canh, rau, trái cây… Điều này khiến sữa nóng, làm bé bú mẹ bị ảnh hưởng dẫn đến táo bón. Trường hợp trẻ nhỏ bị táo bón thường diễn ra khi con bắt đầu ăn dặm (khoảng 6 tháng tuổi) và có tiêu thụ một số thực phẩm như:
Ngoài ra, trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón còn có thể là do những nguyên nhân như:
Lượng phân bình thường sẽ thay đổi theo độ tuổi và chế độ ăn của bé. Dưới đây là lịch đi ngoài phổ biến:
Dưới đây là một số mẹo để ngăn ngừa và điều trị táo bón:
Theo một nghiên cứu năm 2017 được thực hiện với 145 phụ nữ trên Tạp chí Pediatrics Hàn Quốc, mẹ đang cho con bú không cần kiêng cữ bất cứ loại thực phẩm nào trừ khi bé có phản ứng tiêu cực một cách rõ rệt.
Theo La Leche League International, việc bạn ăn hoặc uống gì không phải là điều kích thích sữa mẹ mà chính khả năng bú của bé mới giúp sữa về. Ngoài ra, sữa mẹ được tạo ra từ những gì có trong máu chứ không phải trong đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, quan trọng vẫn là bạn phải duy trì một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng khi đang cho con bú vì sức khỏe và hạnh phúc của chính bạn.
Đừng ngần ngại đưa bé đi khám nếu:
Bác sĩ sẽ khám và thậm chí có thể yêu cầu bạn cho bé thực hiện các xét nghiệm đặc biệt như chụp X-quang bụng. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc an toàn cho bé. Một điều cần lưu ý là bạn tuyệt đối đừng cho bé uống thuốc nhuận tràng hoặc các loại thuốc khác mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
Hầu hết trẻ bú mẹ không bị táo bón cho đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm, tuy nhiên, tình trạng này vẫn có thể xảy ra. Nếu bé cưng nhà bạn bị táo bón, đừng ngần ngại thử những cách trên, nếu không hiệu quả, hãy đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!