backup og meta

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng: Nguyên nhân và cách điều trị nhanh khỏi

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng: Nguyên nhân và cách điều trị nhanh khỏi

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng (trẻ sơ sinh khan tiếng hay trẻ sơ sinh bị khàn tiếng) khiến không ít bố mẹ xót ruột bởi phải chứng kiến con yêu đang gặp khó chịu. Tình trạng khản tiếng ở trẻ nhỏ do rất nhiều nguyên nhân gây ra.

Khóc là hành động vô cùng bình thường của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đôi lúc có những trường hợp bạn nhận thấy giọng bé yêu hơi khàn hơn bình thường hoặc thậm chí vô cùng khác biệt so với mọi ngày. Vậy lý do trẻ sơ sinh bị khản tiếng là gì? Trẻ sơ sinh bị khan tiếng phải làm sao? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khản tiếng

Lý do phổ biến nhất của tình trạng trẻ sơ sinh bị khản tiếng là cảm lạnh đi kèm với các cơn ho và thỉnh thoảng chảy nước mắt. Bên cạnh đó, bé còn có thể gặp phải các tình trạng như:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Một số bệnh nhiễm trùng do virus và một vài vi khuẩn có thể dẫn đến viêm thanh quản, khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng thở khò khè. Virus parainfluenza là một loại virus khác có thể khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng, ho khan hoặc thở rít. Tập hợp các triệu chứng này cùng với sốt nhẹ và sổ mũi sẽ tạo thành tình trạng viêm thanh khí phế quản vốn rất phổ biến ở trẻ em. Bệnh này diễn biến từ nhẹ đến nặng và có thể cần được theo dõi sát sao cũng như điều trị nội trú tùy theo mức độ nghiêm trọng.
  • Bé khóc quá nhiều: Tình trạng giọng của trẻ sơ sinh khản đặc hay trẻ sơ sinh khan tiếng còn có thể đến từ nguyên nhân bé khóc quá nhiều do dây thanh quản chịu quá nhiều áp lực dẫn đến việc trẻ sơ sinh khóc khàn tiếng.
  • Nốt sần hình thành: Việc dây thanh âm hoạt động quá nhiều có thể dẫn đến các nốt sần và sưng ở mép. Những nốt sần và sưng tuy không quá nghiêm trọng nhưng sẽ khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng mạn tính về sau.
  • Trào ngược thanh quản: Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến bé sơ sinh bị khan tiếng. Trào ngược axit khá phổ biến ở trẻ sơ sinh vì hệ thống tiêu hóa vẫn chưa đạt đến mức phát triển hoàn toàn. Tuy nhiên, khi trào ngược bắt đầu trở nên quá thường xuyên, axit liên tục tiếp xúc với cổ họng có thể tương tác với dây thanh quản khiến bé sơ sinh bị khan tiếng.
  • Bé bị kích thích, khó chịu: Việc trẻ hít phải khói bụi từ ô nhiễm không khí trong nhà, ngoài môi trường, khói thuốc lá… cũng có thể gây kích ứng dây thanh quản non nớt, khiến trẻ sơ sinh bị khản tiếng.

Bạn có thể xem thêm:


Khàn giọng mất tiếng: Nguyên nhân, cách điều trị, phòng bệnh hiệu quả

Khi nào nên đến bác sĩ?

trẻ sơ sinh bị khản tiếng

Bạn hãy đưa trẻ bị khản tiếng đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám nếu tình trạng khản giọng đi kèm với các vấn đề sau:

  • Trẻ sơ sinh khan tiếng bđau họng kéo dài rất lâu
  • Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng kèm ho liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Bé sơ sinh bị khan tiếng có vấn đề trong khi thở và tạo ra âm thanh khò khè
  • Trẻ sơ sinh bị khàn tiếng và mất cảm giác ngon miệng hoặc gặp vấn đề trong khi nuốt
  • Trẻ sơ sinh khóc khàn tiếng và giọng yếu trong khi khóc hoặc bé tạo ra âm thanh the thé, bất thường…

Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân cơ bản của khản giọng bằng cách kiểm tra cổ họng bé. Hình thức xét nghiệm máu và đờm có thể được chỉ định nhằm xác định chính xác nguyên nhân nhiễm trùng và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Cách điều trị bé sơ sinh bị khản tiếng

Mẹo chữa khản tiếng cho trẻ sơ sinh hay mẹo chữa khàn tiếng cho trẻ sơ sinh là gì? Việc điều trị giọng khàn tùy thuộc vào nguyên nhân, thời gian khàn tiếng, tuổi và bệnh sử của bé. Bác sĩ cũng sẽ quan sát các dây thanh âm nhằm tìm hiểu lý do gây ra khàn giọng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh để điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị khản tiếng không được khuyến cáo.

Trẻ sơ sinh bị khản tiếng phải làm sao?

Bạn thắc mắc heets-userformat=”{"2":16897,"3":{"1":0},"12":0,"17":1}”>mẹo chữa khản tiếng cho trẻ sơ sinh là gì? Dưới đây là những mẹo chữa khàn tiếng cho trẻ sơ sinh mà bạn có thể tham khảo để ngăn chặn hoặc giảm tình trạng khàn giọng ở trẻ sơ sinh:

  • Mẹo chữa khản tiếng cho trẻ sơ sinh là bổ sung đủ nước: Tăng số lần cho bé bú hoặc cho uống nước nếu con đã vượt mốc 6 tháng tuổi.
  • Trẻ sơ sinh bị khan tiếng phải làm sao? Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát: Máy tạo độ ẩm sẽ đem hơi nước vào không khí xung quanh để không làm khô cổ họng và đường thở. Việc sử dụng máy tạo độ ẩm cho các vấn đề về cổ họng có thể ngăn ngừa khô dây thanh âm.
  • Tránh các chất gây dị ứng và chất kích thích là một mẹo chữa khàn tiếng cho trẻ sơ sinh: Nếu bạn biết em bé bị dị ứng với yếu tố nào, hãy hạn chế tối đa việc bé phải tiếp xúc với chúng. Đừng để bất cứ ai trong nhà hút thuốc và tránh đưa bé đến những nơi mà con phải tiếp xúc với khói thuốc lá hay khói bụi ô nhiễm.
  • Trẻ sơ sinh bị khan tiếng phải làm sao? Kiểm soát hội chứng colic: Nếu bé gặp phải chứng colic gây ra tình trạng khóc nhiều, bạn hãy thử quấn khăn cho con (kiểu như bọc kén) và bật một bài hát ru, đu đưa trên võng để làm dịu sự khó chịu bên trong.

Phương Uyên/HELLO BACSI

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Laryngitis https://www.healthline.com/health/laryngitis-2 ngày truy cập 01.01.2020

What Causes Hoarse Voice In Babies and How To Treat It? https://www.momjunction.com/articles/baby-hoarse-voice_00477081/ ngày truy cập 01.01.2020

Baby Hoarse Voice – Causes and Treatment https://parenting.firstcry.com/articles/baby-hoarse-voice-causes-and-treatments/ ngày truy cập 01.01.2020

Hoarseness https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/hoarseness/ Ngày truy cập: 14/06/2022

Hoarseness https://www.texaschildrens.org/departments/ear-nose-and-throat-otolaryngology/conditions-we-treat/hoarseness Ngày truy cập: 14/06/2022

Diagnosing Hoarseness in Children https://nyulangone.org/conditions/hoarseness-in-children/diagnosis Ngày truy cập: 14/06/2022

Phiên bản hiện tại

20/09/2022

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Châu Văn


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 20/09/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo