
Theo các chuyên gia, một trong những lý do tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è là trẻ muốn tìm hiểu âm thanh mình tạo ra. Trong những tháng đầu đời, trí não của bé phát triển rất nhanh và bé muốn tìm hiểu mọi thứ. Khi vui chơi, bé có thể khám phá tiếng thì thầm, cười hoặc thậm chí gầm gừ của mình. Trong khi bé ngủ, bạn có thể nghe thấy những âm thanh tương tự.
5. Bé đang trong chu kỳ giấc ngủ REM
Một lý giúp giải mã tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è nữa là con đang trong chu kỳ giấc ngủ REM. Trong 6 tháng đầu đời, bé dành nhiều thời gian ngủ hơn trong chu kỳ REM (chuyển động mắt nhanh), một chu kỳ có thể xuất hiện hiện tượng mơ và nói mớ. Ở giai đoạn này, bé thường cười, vặn người, khóc ré và tạo ra một số âm thanh khi ngủ nên đây có thể là lý do tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, rặn è è.
Sự thay đổi về hơi thở của bé trong giấc ngủ REM cũng có thể góp phần gây ra âm thanh khi ngủ. Trong giai đoạn này, bé có thể thở nhanh rồi dừng lại vài giây rồi lại thở nhanh. Với nhịp thở này, bạn có thể nghe thấy tiếng thở sâu hoặc thỉnh thoảng có tiếng è è. Tiếng è è có thể tăng lên nếu bé bị gián đoạn giấc ngủ hoặc con bạn khó ngủ.
Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ hết rặn è è và trằn trọc khi ngủ trong vòng vài tuần tùy thuộc vào nguyên nhân. Nếu trẻ rặn è è khi ngủ là do “đi nặng” thì tình trạng này sẽ biến mất trong vòng vài tuần. Khi hệ thống tiêu hóa của bé đã phát triển đầy đủ, việc đi đại tiện sẽ dễ dàng hơn nên bé sẽ không còn tạo những âm thanh khó chịu nữa. Sau 6 tháng, thời gian ngủ trong chu kỳ REM của bé cũng sẽ giảm bớt. Bé sẽ có nhiều thời gian ngủ sâu hơn và sẽ ít tạo tiếng động khi ngủ hơn.
Mách mẹ cách giảm tiếng rặn è è khi ngủ của trẻ sơ sinh

Những nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è tuy không đáng ngại và có thể tự cải thiện theo thời gian. Thế nhưng việc rặn è è khi ngủ cũng có thể là nguyên nhân khiến bé yêu giật mình thức giấc hoặc bạn khó có thể ngủ ngon nếu bé tạo tiếng ồn suốt đêm. Để cải thiện tình hình, hãy tham khảo những cách sau:
1. Giải quyết các vấn đề của trẻ về đường hô hấp
Bạn hãy cho bé nằm ngửa khi ngủ để giảm tình trạng bé khó thở hoặc thở không đều trong giấc ngủ. Khi có thể thở dễ dàng hơn, bé cũng sẽ tạo ra ít gây ra tiếng ồn ào hơn.
Để giảm thiểu các vấn đề về đường hô hấp liên quan đến tình trạng trào ngược axit, hãy bế bé thẳng trong 15-20 phút sau khi cho bé bú và đừng quên vỗ ợ hơi cho bé. Cách này sẽ giúp bé tiêu hóa tốt hơn và giảm nguy cơ lượng sữa thừa đi vào thực quản. Bạn cũng có thể nhờ bác sĩ nhi khoa tư vấn các giúp bé giảm trào ngược nữa đấy.
2. Giữ mũi của bé thông thoáng
Có nhiều cách để giúp bé phòng tránh nghẹt mũi và ngủ ngon hơn. Bạn có thể giúp bé làm sạch đường mũi bằng cách sử dụng máy hút mũi, vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc dùng máy tạo độ ẩm phun sương mát trong phòng bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho bé tắm nước ấm trước khi đi ngủ.
3. Xây dựng thói quen đi ngủ rõ ràng, đúng giờ cho bé
Khi quá mệt, bé có thể thức dậy thường xuyên trong đêm và gây ra nhiều tiếng ồn hơn. Vậy nên, bạn cần tạo thói quen đi ngủ đúng giờ cho bé và giảm mức độ kích thích để giúp bé ngủ sâu hơn. Để bé bình tĩnh và ngủ ngon hơn, bạn có thể bật tiếng ồn trắng vào giờ ngủ của bé. Tiếng ồn trắng cũng có thể át âm thanh do bé tạo ra, từ đó giúp bạn và bé ngủ ngon hơn.
4. Khuyến khích bé nằm sấp khi thức
Khi bé thức, bạn hãy tạo cơ hội cho bé nằm sấp để tăng cường cơ bụng, cơ lưng và tập lăn. Khi cơ trọng tâm và cơ lưng khỏe hơn, bé sẽ ngủ sâu hơn đấy.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!