backup og meta

Mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn: Nguyên nhân, cách vệ sinh mắt mà mẹ cần nhớ

Mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn: Nguyên nhân, cách vệ sinh mắt mà mẹ cần nhớ

Mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn là rất thường gặp nhưng ít người biết được nguyên nhân là vì sao. Liệu có phải trẻ sơ sinh bị ghèn mắt là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trẻ hay là dấu hiệu mắt trẻ sơ sinh không bình thường? 

Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ làm sáng tỏ vấn đề này. Ngoài ra, bài viết cũng hướng dẫn cha mẹ vệ sinh mắt tại nhà cho trẻ sơ sinh đúng cách.

Tổng quan về tình trạng mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn

Hiện tượng mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn, kể cả trẻ sơ sinh bị đổ ghèn 1 bên mắt hay cả 2 mắt, là tình trạng phổ biến và hiếm khi là một vấn đề đáng lo ngại. Chất dịch nhầy tiết ra từ mắt của trẻ sơ sinh thường là do tắc tuyến lệ và sẽ tự khỏi khi trẻ được vài tháng tuổi. Bên cạnh đó, mắt trẻ sơ sinh bị ghèn cũng có thể là do cơ thể của trẻ đang tự động làm sạch một số chất lỏng bị chảy vào mắt trong quá trình mẹ sinh bé. Mắt bé bị đổ ghèn vàng có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt, tùy vào nguyên nhân gây ra vấn đề này.

Tuy nhiên, nếu mắt bé bị đổ ghèn kèm theo các triệu chứng khác ở vùng mắt, như đỏ mắt, viêm, sưng hoặc đau mắt… có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một vấn đề về mắt khác. Trẻ sơ sinh có những triệu chứng này sẽ cần được đưa đến bệnh viện để khám và điều trị.

7 nguyên nhân khiến mắt trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh đổ ghèn

Mắt đổ ghèn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh mắt bị ghèn bao gồm:

1. Viêm kết mạc do vi khuẩn

mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn

Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị ghèn mắt nhiều có sao không? Trong trường hợp này, bé có thể bị viêm kết mạc do vi khuẩn. Triệu chứng thường gặp là mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn và có mủ, khiến hai mí mắt dính vào nhau sau khi ngủ dậy. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Một số loại viêm kết mạc do vi khuẩn bao gồm:

  • Viêm kết mạc do vi khuẩn lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae)
  • Viêm kết mạc thể vùi (do vi khuẩn Chlamydia)

Trong trường hợp người mẹ nhiễm những tác nhân vi khuẩn này, nếu không được điều trị có thể truyền bệnh sang con khi sinh. Đây là một trong những lý do khiến mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn.

2. Viêm kết mạc do virus

Trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn vàng khiến bạn lo lắng? Đây là trường hợp nhiễm trùng mắt do virus ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng của bệnh này là phần lòng trắng của mắt có màu đỏ, trẻ chảy nước mắt nhiều, ghèn nhầy lỏng. Trong trường hợp này, trẻ cũng có thể cảm thấy ngứa hoặc đau mắt, và đôi khi còn bị sốt. Thông thường, viêm kết mạc do virus không gây ra mủ ở mắt và thường xảy ra ở cả hai mắt. 

3. Trẻ bị tắc tuyến lệ

trẻ bị tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ là tình trạng xảy ra ở khoảng 10% trẻ sơ sinh khiến trẻ liên tục chảy nước mắt, mặc dù bé đang không quấy khóc. Hiện tượng chảy nước mắt (không phải do khóc) sẽ nhiều hơn khi trời lạnh hay trẻ ở nơi có gió hoặc nắng…  Tình trạng luôn chảy nước mắt có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt thứ phát, gây ra một số vấn đề như có mủ ở mắt… Đặc biệt, mỗi sáng ngủ dậy, mắt trẻ thường có nhiều dịch vàng dính quanh mí mắt. Do đó, nếu mắt trẻ bị đổ ghèn kết hợp với các triệu chứng vừa được nêu thì nguyên nhân có thể là do trẻ bị tắc tuyến lệ. Tuy nhiên, tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường sẽ tự khỏi sau một vài tháng. Thế nên, sau khoảng thời gian này, tình trạng mắt đổ ghèn cũng sẽ biến mất.

4. Dị vật trong mắt – nguyên nhân nguy hiểm khiến mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn

trẻ sơ sinh bị ghèn mắt nhiều có sao không hay trẻ sơ sinh, đổ ghèn 1 bên mắt là do đâu? Những vật thể nhỏ như cát, bụi bẩn hoặc lông thú cưng, lông mi… có thể bám vào mi mắt của trẻ sơ sinh. Nếu mắt của bé có vật thể lạ và không được loại bỏ kịp thời, cơ thể sẽ tự động phản ứng bằng cách tiết ra ghèn và mủ để có thể tống xuất dị vật.

Hãy quan sát mắt của bé. Nếu bé có những triệu chứng tương tự như nhiễm trùng mắt, nhưng khi điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh lại không có hiệu quả, thì nguyên nhân có thể là do có dị vật trong mắt trẻ.

5. Dịch nước ối và máu chảy vào mắt bé lúc sinh

Nếu như trẻ vừa mới sinh ra đã gặp phải tình trạng mắt đổ ghèn, có thể là do trong quá trình sinh, mắt của bé bị dính dịch nước ối và máu của mẹ. Đây là một hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường, nên phụ huynh không cần quá lo lắng.

6. Mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn do nhiễm bẩn

Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có thể vô thức đưa tay lên mắt hoặc tay của người chăm sóc trẻ không đảm bảo vệ sinh trước khi chạm vào mắt trẻ. Do đó, vi khuẩn và các chất bẩn bám vào tay có thể theo đó mà gây hại cho mắt. Điều này làm tăng nguy cơ mắt đổ ghèn.

7. Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh kém

Trẻ sơ sinh bị ghèn 1 bên mắt hoặc cả 2 mắt do đâu? Nếu không vệ sinh sạch sẽ cho mắt của trẻ sơ sinh đúng cách, tình trạng đổ ghèn sẽ xuất hiện, khiến cho bé khó có thể mở mắt. Về lâu dài, điều này làm tăng nguy cơ viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh.

Mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn: Vệ sinh thế nào cho đúng?

vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh

Mắt bé sơ sinh bị đổ ghèn phải làm sao? Khi phát hiện ghèn đọng ở khóe mắt trẻ sơ sinh hay mắt bé đổ ghèn nhiều, cần phải làm vệ sinh cho mắt bé thật sạch, tránh trường hợp để ghèn khô lại khiến trẻ khó chịu. Trong quá trình lau mắt cho bé, bạn luôn phải giữ tay thật sạch, tránh làm nhiễm trùng mắt bé.

Các bước vệ sinh đúng cách cho mắt trẻ sơ sinh bị tình trạng này là:

  • Rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước.
  • Lau khô mắt của trẻ bằng miếng gạc sạch (hoặc khăn dùng một lần), mỗi bên mắt dùng 1 khăn riêng.
  • Làm ướt miếng gạc vô trùng bằng dung dịch nước ấm. Có thể sử dụng nước muối sinh lý. Không nên dùng bông gòn vì có thể làm vương các sợi bông vào mắt bé.
  • Nhẹ nhàng lau một mắt cho bé từ khóe mắt ra đuôi mắt (từ trong ra ngoài). Sử dụng miếng gạc mới cho mỗi lần lau.
  • Lau khô mắt còn lại bằng miếng gạc khác cùng theo nguyên tắc từ khóe mắt ra đuôi mắt.
  • Không chạm vào mắt hoặc làm sạch bên trong mí mắt vì bạn có thể làm tổn thương mắt của trẻ.
  • Thu dọn gạc, khăn bỏ vào thùng rác và rửa tay lại.

Những hướng dẫn trên đây phù hợp đối với trường hợp trẻ sơ sinh bị đổ ghèn mắt mức độ nhẹ, có thể theo dõi tại nhà. Trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng mắt hay do những nguyên nhân khác, cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn xác định được nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh mắt đổ ghèn, từ đó có cách điều trị phù hợp cho bé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Neonatal conjunctivitis

https://www.mountsinai.org/health-library/diseases-conditions/neonatal-conjunctivitis Ngày truy cập 21/4/2023

Neonatal Conjunctivitis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441840/ Ngày truy cập 21/4/2023

Eye – Pus or Discharge https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/eye-pus-or-discharge/ Ngày truy cập: 09/12/2021

Newborn Eye Discharge | Yellow, Green, or White https://www.bellybelly.com.au/baby/newborn-eye-discharge-yellow-green-or-white/ Ngày truy cập: 09/12/2021

Vì sao mắt trẻ sơ sinh có ghèn và cách khắc phục https://benhvienmatsaigon.org/mat-tre-so-sinh-co-ghen/ Ngày truy cập: 09/12/2021

Is my baby’s eye goop a sign of infection? https://www.todaysparent.com/baby/baby-health/is-my-babys-eye-goop-a-sign-of-infection/ Ngày truy cập: 09/12/2021

Sticky eyes in babies and toddlers https://www2.hse.ie/conditions/sticky-eyes-babies-toddlers/ Ngày truy cập: 09/12/2021

How to treat eye discharge in newborns https://www.medicalnewstoday.com/articles/324571 Ngày truy cập: 09/12/2021

Eye discharge in newborns, babies and toddlers: Causes and treatment https://www.allaboutvision.com/symptoms/eye-discharge/toddlers-babies/ Ngày truy cập: 09/12/2021

Sticky eye https://www.pregnancybirthbaby.org.au/sticky-eye Ngày truy cập: 09/12/2021

Conjunctivitis (Pink Eye) in Newborns https://www.cdc.gov/conjunctivitis/newborns.html Ngày truy cập: 09/12/2021

Phiên bản hiện tại

12/07/2024

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Trẻ bị kiến cắn: Cách xử lý đúng chuẩn y khoa, giảm đau ngứa hiệu quả

Bé mấy tháng ăn được cơm nát? Tổng hợp cách nấu cơm nát cho bé tập ăn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Nhi khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Mỹ (AIH)


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 12/07/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo