backup og meta

Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh giúp bé ngủ ngon, phát triển tốt

Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh giúp bé ngủ ngon, phát triển tốt

Khi giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường xuyên bị gián đoạn vì phản xạ giật mình, nhiều mẹ thắc mắc điều này có đáng lo không và cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh như thế nào là hiệu quả? Vậy, tình trạng trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ có đáng lo ngại không?

Bản chất giấc ngủ của trẻ dưới 3 tháng tuổi thường không sâu như người lớn. Ở độ tuổi này, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ hoặc run nhẹ tay chân là phản xạ rất bình thường và sẽ tự hết khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, nếu muốn giúp con ngủ ngon và không bị giật mình, quấy khóc quá nhiều thì ba mẹ vẫn có thể áp dụng một số cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh qua những thông tin tổng hợp được trong bài viết sau của Hello Bacsi.

Trẻ bị giật mình khi ngủ thường phản xạ như thế nào?

Trước khi tìm hiểu cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh, bé mấy tháng hết giật mình, cần biết biểu hiện của bé hay giật mình khi ngủ ra sao? Trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ là một phản xạ không tự chủ, phản xạ moro. Biểu hiện của trẻ ngủ bị giật mình cũng rất dễ nhận biết, bao gồm các phản ứng xảy ra theo thứ tự sau:

  • Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình thường mở rộng cánh tay và chân: Trẻ bị giật mình khi ngủ thường đột ngột mở rộng cánh tay và chân của mình, lòng bàn tay hướng lên trên.
  • Trẻ sơ sinh hay giật mình có biểu hiện cánh tay và chân co lại: Sau khi mở rộng cánh tay và chân thì phản ứng tiếp theo ở trẻ sơ sinh hay bị giật mình là em bé thường cong lưng và co tứ chi lại gần cơ thể. Phản xạ này có thể giúp bé cảm thấy an toàn như khi còn trong bụng mẹ. Đôi khi, bé ngủ hay giật mình cũng có thể khóc một lúc do bị giật mình.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ

cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh

Trẻ hay giật mình có phải bất thường? Đặc biệt, nếu trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít hay giật mình, cha mẹ sẽ rất lo lắng. Thực chất, phản xạ giật mình khi ngủ của trẻ sơ sinh là điều tự nhiên và đây chính là dấu hiệu cho biết hệ thần kinh của bé đang khỏe mạnh. Tuy nhiên, nhiều ba mẹ vẫn quan tâm đến cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh để giúp con tránh được những phản xạ không cần thiết và ngủ ngon hơn.

Trong đó, điều quan trọng trước tiên là bạn nên xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và là nguyên nhân khiến trẻ bị giật mình khi ngủ. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình bao gồm:

Âm thanh, tiếng động lớn

Không chỉ người lớn mà trẻ sơ sinh cũng rất dễ bị giật mình bởi những tiếng động lớn hoặc âm thanh đột ngột phát ra. Mặc dù không phải là nguyên nhân chính khiến trẻ bị giật mình khi ngủ nhưng khi môi trường quá ồn ào sẽ ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ của bé.

Trẻ sơ sinh hay giật mình do thay đổi ánh sáng

Những thay đổi đột ngột về cường độ ánh sáng có thể kích hoạt phản xạ giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Chẳng hạn như khi bạn bất ngờ bật đèn hoặc mở cửa sổ trong một căn phòng đang tối thì đều dễ khiến trẻ bị giật mình khi ngủ.

Chuyển động đột ngột khiến trẻ ngủ hay giật mình

Các cử động đột ngột của mẹ khi cho bé bú hoặc bất kỳ chuyển động nào tương tự cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị giật mình. Ngoài ra, bản thân em bé vẫn có thể tự giật mình trong lúc ngủ khi trẻ cử động tay hoặc chân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ ngủ hay giật mình khiến cha mẹ phải tìm cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh.

Bé hay giật mình khi ngủ do thay đổi độ cao

Việc thay đổi độ cao đối với trẻ sơ sinh xảy ra khi ba mẹ đang bế con trên tay để ru ngủ rồi sau đó đặt bé xuống nôi hoặc cũi hay bất ngờ đứng dậy. Sự thay đổi vị trí một cách đột ngột sẽ khiến bé có cảm giác mất thăng bằng hoặc như sắp té ngã. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ bị đánh thức hoặc trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ.

Mách mẹ 3 cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh

cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh đang ngủ

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon không giật mình là gì? Nếu trẻ thường xuyên bị giật mình khi ngủ hoặc dễ khóc do bị giật mình, ba mẹ sẽ cần quan tâm đến những nguyên nhân bé ngủ hay giật mình kể trên để có hướng khắc phục hiệu quả. Do đó, cha mẹ có thể áp dụng một số cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh sau đây:

1. Giữ bé gần với cơ thể và di chuyển chậm khi thay đổi vị trí của bé

Cách làm trẻ sơ sinh hết giật mình hay cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh là gì? Sự thay đổi vị trí một cách đột ngột thường là nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ. Vì vậy, khi đang bế con thì bạn nên giữ bé càng gần với cơ thể càng tốt. Nếu muốn đặt trẻ nằm xuống nôi hoặc cũi thì hành động này cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Điều này sẽ giúp trẻ tránh được cảm giác như bị té ngã và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ khi ngủ.

2. Quấn khăn cho bé là cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Một trong những cách làm trẻ sơ sinh hết giật mình là quấn khăn cho bé. Việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh là một giải pháp được nhiều mẹ áp dụng để giúp trẻ không cử động tay chân đột ngột. Từ đó tránh được phản xạ giật mình khi ngủ. Hơn nữa, việc quấn khăn cho trẻ sơ sinh sẽ tạo cảm giác cho bé như khi còn ở trong bụng mẹ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và ngủ ngon hơn. Do đó, đây được xem là một cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả.

3. Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh: Đảm bảo môi trường ngủ tốt nhất cho bé

Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh ra sao? Điều kiện môi trường cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Vì vậy, để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ cũng như giúp bé ngủ ngon hơn thì mẹ nên lưu ý cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh: Giảm độ sáng của đèn ngủ.
  • Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh: Hạn chế tiếng ồn và âm thanh lớn đột ngột phát ra.
  • Có thể sử dụng máy tạo tiếng ồn trắng trong phòng ngủ của bé.
  • Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh: Tránh cử động đột ngột khi đang cho con bú hay đang ru bé ngủ…

Khi nào trẻ hết giật mình hay khi nào trẻ hết giật mình? Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ thường kéo dài từ 3 – 6 tháng đầu và sẽ tự hết khi bé lớn hơn. Trong trường hợp đã qua 6 tháng mà bé còn dễ giật mình khi ngủ hoặc mẹ áp dụng cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh tại nhà không hiệu quả thì nên đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra để tìm ra nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp dành cho bé. Các ba mẹ đừng quên tham vào Cộng đồng Nuôi dạy con để chia sẻ kinh nghiệm, đặt câu hỏi xoay quanh việc chăm sóc bé để được các bác sĩ giải, đồng thời cùng chia sẻ kinh nghiệm và bàn luận trong chủ đề Bé 20 ngày tuổi ngủ hay bị giật mình cùng các bố mẹ khác nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The Growing Child: Newborn https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=the-growing-child-newborn-90-P02255  Ngày truy cập 04/8/2021

Sleep and Your 1- to 3-Month-Old https://kidshealth.org/en/parents/sleep13m.html  Ngày truy cập 04/8/2021

Helping your baby to sleep https://www.nhs.uk/conditions/baby/caring-for-a-newborn/helping-your-baby-to-sleep/ Ngày truy cập 04/8/2021

Baby sleep: 2-12 months https://raisingchildren.net.au/babies/sleep/understanding-sleep/sleep-2-12-months Ngày truy cập 04/8/2021

Hyperekplexia https://rarediseases.org/rare-diseases/hyperekplexia/ Ngày truy cập 04/8/2021

How Long Does the Startle Reflex in Babies Last? https://www.healthline.com/health/parenting/startle-reflex-in-babies

Ngày truy cập 04/8/2021

 

Phiên bản hiện tại

24/07/2024

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Trẻ bị kiến cắn: Cách xử lý đúng chuẩn y khoa, giảm đau ngứa hiệu quả

Bé mấy tháng ăn được cơm nát? Tổng hợp cách nấu cơm nát cho bé tập ăn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 24/07/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo