backup og meta

Loạn thị có tự khỏi không và cách điều trị hiệu quả?

Loạn thị có tự khỏi không và cách điều trị hiệu quả?

Cùng với cận thị và viễn thị, loạn thị là một trong 3 tật khúc xạ ở mắt xảy ra khá phổ biến. Loạn thị xảy ra khi bề mặt phía trước của mắt (giác mạc) hoặc thủy tinh thể bên trong mắt có hình dạng hoặc độ cong bất thường, khiến mắt nhìn mờ ở mọi khoảng cách. Vậy, loạn thị có tự khỏi không và điều trị như thế nào? 

Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp trong bài viết này nhé!

Loạn thị có tự khỏi không?

Loạn thị bao gồm hai loại. Loạn thị giác mạc là loại chính, là tình trạng bề mặt giác mạc không đồng đều, hình trứng thay vì cong đều như hình tròn. Điều này khiến mắt không thể tập trung các tia sáng vào một điểm duy nhất để thấy rõ được vật. Dù ở khoảng cách nào, mắt cũng không nhìn rõ được. Loại thứ hai là loạn thị dạng thấu kính, thủy tinh thể có những điểm bị lỗi khiến mắt nhìn mờ. Độ cong của thủy tinh thể có thể thay đổi khiến loạn thị tăng lên hoặc giảm đi.

Vậy, bệnh loạn thị có tự khỏi không? Đa số trường hợp loạn thị nặng sẽ tồn tại vĩnh viễn và không thể tự khỏi một cách tự nhiên.

Bạn có thể quan tâm: Loạn thị bao nhiêu độ là nặng và khi nào nên đeo kính?

Ngoài vấn đề loạn thị có tự khỏi không thì nhiều người cũng thắc mắc không biết loạn thị có chữa được không? Loạn thị không thể tự khỏi một cách tự nhiên nhưng bạn hoàn toàn có thể đeo kính để nhìn rõ được mọi vật hoặc sử dụng kính áp tròng. Ngoài ra, phẫu thuật LASIK hoặc phẫu thuật laser có thể giúp chữa khỏi bệnh loạn thị về lâu dài.

Các cách điều trị loạn thị

Khi đã có câu trả lời cho việc loạn thị có tự khỏi không, có điều trị được không, bạn cũng hiểu rằng chủ động điều trị sớm là rất cần thiết. Mục tiêu điều trị loạn thị nhằm giúp mắt nhìn rõ và tạo sự thoải mái cho mắt. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các phương pháp trị loạn thị nhé!

Bạn có thể quan tâm: Loạn thị có chữa được không? Các phương pháp điều trị phổ biến

Đeo kính

loạn thị có tự khỏi không khi đeo kính?

Cũng có nhiều người thắc mắc loạn thị có tự khỏi không bằng việc đeo kính, nhằm hi vọng hết loạn thị với phương pháp đơn giản nhất? Nhưng đáng tiếc rằng việc đeo kính điều trị loạn thị nhằm mục đích điều chỉnh lại độ cong không đồng đều của giác mạc hoặc thủy tinh thể trong mắt. Khi không sử dụng nữa, mắt sẽ trở lại tình trạng ban đầu.

Các loại kính trong điều trị loạn thị bao gồm:

  • Kính đeo mắt. Kính mắt được chế tạo với thấu kính giúp bù đắp cho hình dạng không đồng đều của giác mạc mắt. Tròng kính làm cho ánh sáng đi vào mắt được hội tụ tại một điểm trên võng mạc, đem lại tầm nhìn rõ ràng ở mọi khoảng cách.
  • Kính áp tròng. Giống như kính đeo mắt, kính áp tròng có thể được điều chỉnh hầu hết các tật khúc xạ, trong đó có loạn thị. Kính áp tròng có thể giúp bù đắp lại hình dạng bất thường của giác mạc và mang lại tầm nhìn rõ ràng hơn. Tuy nhiên, vì kính áp tròng được đeo trực tiếp vào mắt và dễ gây nhiễm trùng mắt nên cần được vệ sinh thường xuyên. Kính áp tròng toric được dùng nhiều trong điều trị loạn thị vừa và nặng.
  • Orthokeratology (kính ortho-k). Đây là một loại kính áp tròng cứng giúp định hình lại giác mạc. Bệnh nhân đeo kính áp tròng trong thời gian ngắn hạn, chẳng hạn như qua đêm và sau đó tháo kính áp tròng ra. Những người bị loạn thị trung bình có thể tạm thời có được thị lực rõ ràng ban ngày. Tuy nhiên, kính orthokeratology không giúp cải thiện thị lực vĩnh viễn. Nếu bệnh nhân ngừng đeo kính, giác mạc mắt có thể trở lại hình dạng cũ.

Bản thân triệu chứng loạn thị có thể ảnh hưởng đến thị lực về lâu dài nếu không được điều trị. Vì vậy, bạn cần thăm khám sớm và hỏi ý kiến bác sĩ xem trong trường hợp của bạn, loạn thị có tự khỏi không và phương pháp điều trị loạn thị nào là tốt nhất.

Phẫu thuật khúc xạ

Khi đã quan tâm đến loạn thị có tự khỏi không, hẳn bạn cũng e ngại việc phẫu thuật điều trị loạn thị. Tuy nhiên, đây lại là giải pháp lâu dài và hiệu quả cho tật khúc xạ này. Trong đó, phẫu thuật laser sử dụng chùm tia laser để định hình lại các đường cong của giác mạc, có thể chữa khỏi loạn thị.

loạn thị có tự khỏi không và cách điều trị

Các loại phẫu thuật khúc xạ trong điều trị loạn thị bao gồm:

  • Phẫu thuật LASIK. Với thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật mắt cắt mở một vạt mỏng, có bản lề trong giác mạc giống như một cái nắp. Sau đó, sử dụng tia laser để điều chỉnh độ cong của giác mạc rồi đặt vạt mỏng ban đầu trở lại vị trí cũ.
  • Phẫu thuật LASEK. Bác sĩ phẫu thuật sẽ dùng một loại cồn đặc biệt để lớp biểu mô mỏng bảo vệ giác mạc trở nên lỏng hơn. Sao đó, sử dụng tia laser để thay đổi độ cong của giác mạc và sau đó định vị lại biểu mô bị lỏng.
  • Phẫu thuật PRK. Loại phẫu thuật này tương tự như LASEK, tuy nhiên, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ lớp ngoài của giác mạc và để chúng phát triển trở lại một cách tự nhiên, phù hợp.

Hi vọng bài viết này đã giải đáp được cho bạn thắc mắc loạn thị có tự khỏi không. Nếu bạn đã biết câu trả lời, hãy thăm khám sớm để điều chỉnh vấn đề về thị lực của mình kịp thời. Tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ để chọn phương pháp điều trị loạn thị đáp ứng tốt nhất nhu cầu về thị giác và lối sống của bản thân.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Can Astigmatism Go Away? https://www.aao.org/eye-health/ask-ophthalmologist-q/astigmatism-correction. Ngày truy cập: 04/10/2022

Astigmatism. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/astigmatism/diagnosis-treatment/drc-2035383. Ngày truy cập: 04/10/2022

Astigmatism. https://www.aoa.org/healthy-eyes/eye-and-vision-conditions/astigmatism?sso=y. Ngày truy cập: 04/10/2022

Astigmatism. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8576-astigmatism. Ngày truy cập: 04/10/2022

Astigmatism. https://www.nhs.uk/conditions/astigmatism/. Ngày truy cập: 04/10/2022

Astigmatism. https://www.nei.nih.gov/learn-about-eye-health/eye-conditions-and-diseases/astigmatism. Ngày truy cập: 04/10/2022

Phiên bản hiện tại

10/10/2022

Tác giả: Trúc Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trúc Phạm


Bài viết liên quan

Nhức 1 bên mắt là bị gì? Điểm danh những nguyên nhân thường gặp

NHỮNG HIỂU LẦM VỀ BỆNH GLÔCÔM


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trúc Phạm · Ngày cập nhật: 10/10/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo