8. Kính áp tròng cứng Orthokeratology (Ortho-K)
Orthokeratology là một loại kính áp tròng cứng để đeo qua đêm nhằm điều chỉnh tầm nhìn xa bị mờ vào ban ngày. Ortho-K sẽ làm phẳng giác mạc khi bạn ngủ. Ngày hôm sau, ánh sáng đi qua giác mạc được tạo hình lại rơi chính xác vào võng mạc, làm cho hình ảnh ở xa hiện rõ hơn.
Đeo kính Ortho-K chỉ là cách giảm độ cận tạm thời. Bởi khi bạn ngừng đeo kính, giác mạc sẽ dần trở lại hình dạng bình thường và cận thị sẽ tái phát. Tuy nhiên, kính Ortho-K có thể giúp giảm vĩnh viễn sự tiến triển của cận thị.
Kính Ortho-K cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và khó đeo hơn so với kính áp tròng thông thường. Bạn cũng cần phải tái khám nhiều hơn với bác sĩ.
9. Cách làm giảm độ cận thị nặng là phẫu thuật khúc xạ
Phẫu thuật khúc xạ điều trị cận thị là cách làm giảm độ cận, giảm nhu cầu đeo kính mắt và kính áp tròng hiệu quả. Bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng tia laser để định hình lại giác mạc và điều chỉnh thị lực. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngay cả sau khi phẫu thuật, bệnh nhân đôi khi vẫn cần phải sử dụng kính mắt.
Phương pháp điều trị phẫu thuật không phải là một sự lựa chọn an toàn cho tất cả mọi trường hợp cận thị. Chỉ nên phẫu thuật khi cận thị không còn tăng độ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định áp dụng cách giảm độ cận bằng phẫu thuật.
Cách giảm độ cận thị có thực sự hiệu quả?
Không có cách giúp mắt hết cận hoàn toàn. Trường hợp điều trị cận thị bằng đeo kính áp tròng cứng Ortho-K và phẫu thuật mắt tưởng chừng như giúp giảm độ cận hoàn toàn nhưng thực tế cũng chỉ là tạm thời. Cận thị vẫn có thể tái phát trong tương lai sau điều trị.
Các cách giảm độ cận vừa được đề cập ở trên chỉ giúp cải thiện tầm nhìn và ngăn cận thị tiến triển chứ không thể làm giảm độ cận hoàn toàn hay chữa khỏi hẳn tật cận thị, ngoại trừ phẫu thuật.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!