Những phương pháp nào giúp điều trị phù hoàng điểm?
Các chiến lược điều trị phù hoàng điểm hiệu quả nhất trước tiên nhắm vào nguyên nhân cơ bản gây phù, như bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao, sau đó trực tiếp điều trị tổn thương ở võng mạc.
Phương pháp điều trị hoàng điểm bị phù do tiểu đường và do các tình trạng khác thường giống nhau. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể cần điều trị bổ sung để giải quyết các tình trạng liên quan.
Trước đây, phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho phù hoàng điểm là quang hóa bằng laser tập trung, sử dụng nhiệt từ laser để bịt kín các mạch máu bị rò rỉ ở võng mạc. Tuy nhiên, trong các thử nghiệm lâm sàng gần đây, các bác sĩ chuyển từ trị liệu bằng laser sang điều trị bằng thuốc tiêm trực tiếp vào mắt.
Tiêm Anti-VEGF
Phương pháp chính điều trị hoàng điểm bị phù là tiêm nội nhãn. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm thuốc ức chế tăng sinh tân mạch (Anti-VEGF) để ngăn chặn hoạt động của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF).
VEGF thúc đẩy tăng trưởng mạch máu. Ở người có mắt khỏe mạnh, đây không phải là vấn đề. Nhưng nếu võng mạc bị thiếu máu, VEGF trở nên hoạt động quá mức. Điều này sẽ khiến các mạch máu mỏng manh có thể vỡ, rò rỉ máu vào võng mạc và hoàng điểm, gây phù. Điều trị bằng thuốc Anti-VEGF sẽ ngăn chặn hoạt động của VEGF và làm chậm tiến trình phù hoàng điểm.
Điều trị viêm
Các phương pháp điều trị bằng corticosteroid (steroid) để giảm viêm là phương pháp điều trị chính cho phù hoàng điểm do các bệnh viêm mắt gây ra. Những loại thuốc chống viêm này thường được dùng ở dạng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc thuốc tiêm giải phóng kéo dài. Bác sĩ sẽ tiêm vào hoặc xung quanh mắt bệnh.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), ở dạng thuốc nhỏ mắt, đôi khi được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật đục thủy tinh thể để ngăn ngừa sự phát triển của phù hoàng điểm. Do chúng khác biệt về mặt hóa học với corticosteroid, bác sĩ có thể chỉ định NSAIDs khi mắt không phản ứng với điều trị steroid hoặc để tránh tác dụng phụ của việc sử dụng steroid ở mắt.
Phẫu thuật cắt dịch kích
Một số trường hợp phù hoàng điểm xảy ra khi thủy tinh thể kéo theo điểm vàng hoặc có sự tích tụ máu trong thủy tinh thể. Phẫu thuật để loại bỏ dịch kính sẽ làm giảm tình trạng này.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu phẫu thuật để loại bỏ máu đã tích tụ trong thủy tinh thể hoặc điều chỉnh thị lực khi các phương pháp điều trị khác không thành công. Hầu hết các phẫu thuật cắt dịch kính được thực hiện như phẫu thuật ngoại trú, nghĩa là người bệnh có thể về trong ngày.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!