Mắt tự nhiên bị bầm tím không rõ nguyên nhân sẽ khiến nhiều người tự ti và lo lắng. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng mắt bị bầm tím thì bài viết này là dành cho bạn.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Mắt tự nhiên bị bầm tím không rõ nguyên nhân sẽ khiến nhiều người tự ti và lo lắng. Nếu bạn cũng đang gặp tình trạng mắt bị bầm tím thì bài viết này là dành cho bạn.
Bầm tím mắt là tình trạng bầm các mô dưới da xung quanh mắt. Hầu hết các tình trạng mắt thâm tím, bầm đen thường nhẹ và sẽ hết trong 1-2 tuần.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mắt bị bầm tím có thể là dấu hiệu cảnh báo của một chấn thương nghiêm trọng ở mắt hoặc não.
Thực tế, mắt không tự nhiên bị bầm tím. Sự xuất hiện của vết thâm tím quanh mắt chủ yếu đến từ việc bạn bị một lực đập mạnh vào mặt – có thể do ẩu đả hoặc va chạm với đồ vật như quả bóng, cánh cửa hoặc bất kỳ vật cứng nào khác.
Bên cạnh đó, đôi khi mắt thâm tím hoặc bầm đen cũng có nguy cơ là biến chứng của một số loại phẫu thuật nha khoa và thẩm mỹ. Theo bác sĩ, các vết bầm tím dạng này thường chỉ kéo dài trong vài ngày rồi tự biến mất.
Ngoài ra, trường hợp cả hai mắt bị tím bầm, bầm đen có thể liên quan đến một vết nứt sọ hoặc loại chấn thương đầu khác. Lúc này, người bệnh phải được cấp cứu kịp thời.
Nếu bạn bị chấn thương ở khu vực xung quanh mắt, vùng da này sẽ sưng lên. Khi tình trạng sưng lan rộng, màu da sẽ thay đổi. Đầu tiên là màu đỏ, sau đó chuyển dần thành xanh đậm, tím và có thể là đen. Tình trạng mắt bị tím bầm thường kéo dài vài ngày rồi thuyên giảm. Trong thời gian này, mắt có thể xuất hiện các vệt đỏ (xuất huyết dưới kết mạc) và thường sẽ khỏi sau 2-3 tuần.
Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy đau liên tục tại nơi chấn thương hoặc chỉ cảm giác đau khi chạm vào vết thương. Ngoài ra, các vấn đề về thị lực như mờ mắt cũng có khả năng xảy ra.
>>> Bạn có thể quan tâm: Đau đầu mờ mắt là bị bệnh gì?
Mắt thâm tím thường tự khỏi sau 1-2 tuần mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, tình trạng mắt bầm có thể liên quan đến các chấn thương nghiêm trọng hơn và cần điều trị y tế.
Đối với các chấn thương đầu, bác sĩ cần chắc chắn không có bất kỳ vấn đề vỡ xương sọ hay cục máu đông ảnh hưởng đến các cấu trúc quan trọng khác như mắt, cũng như không có tình trạng sưng và xuất huyết não.
Đi cấp cứu ngay nếu bạn có các triệu chứng sau:
Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu có:
Khi đến gặp bác sĩ, họ sẽ kiểm tra vết bầm và hỏi bạn về các vấn đề liên quan, cũng như các chấn thương khác. Bác sĩ cũng dùng đèn khe chiếu vào phần mắt bầm để kiểm tra thị lực.
Nếu bác sĩ nghi ngờ gãy xương sọ, họ sẽ yêu cầu chụp CT và X-quang đầu.
Nếu nghi ngờ nguyên nhân bầm tím do chấn thương mắt, họ sẽ nhỏ một loại thuốc đặc biệt vào mắt để kiểm tra mắt có trầy xước không.
Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu chườm lạnh hoặc dùng paracetamol để điều trị bầm mắt.
Nếu họ nghi ngờ một vết thương nghiêm trọng hơn, ví dụ, gãy xương ở mặt, họ sẽ giới thiệu bạn đến một chuyên gia như:
Một số biện pháp chữa mắt bị thâm tím, bầm đen tại nhà như:
>>> Bạn có thể quan tâm: 6 cách làm tan máu bầm ở mắt đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!