backup og meta
Chuyên mục

4

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

7 nguyên nhân gây trễ kinh mà không có thai cần lưu ý

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên · Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 30/11/2023

    7 nguyên nhân gây trễ kinh mà không có thai cần lưu ý

    Trễ kinh mà không có thai là một trong những vấn đề đáng lo ngại của nữ giới. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này nếu biết rõ nguyên nhân.

    Nếu đã hơn 4 – 6 tuần kể từ lần có kinh gần nhất mà không thấy dấu hiệu kinh nguyệt thì sẽ được gọi là trễ kinh. Tuy nhiên, một số trường hợp bị trễ kinh nhưng thử que không có thai hay trễ kinh 10 ngày nhưng không có dấu hiệu mang thai. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng khó hiểu này nhưng dù nguyên nhân là gì đi nữa thì việc nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ là điều cần thiết. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu vấn đề này qua sự tư vấn của bác sĩ Tạ Trung Kiên nhé. 

    Tại sao trễ kinh mà không có thai? Điểm mặt 7 “thủ phạm” thường gặp 

    Bị trễ kinh nhưng thử que không có thai hya trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai có thể gây nhiều hoang mang, lo lắng cho chị em. Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến vấn đề này nhé!

    1. Cân nặng thay đổi đột ngột

    Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai đầu tiên cần kể đến là tình trạng thay đổi cân nặng đột ngột. Theo các chuyên gia, những sự thay đổi đột ngột về trọng lượng cơ thể có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

    Nguyên nhân chậm kinh mà không có thai thường liên quan mật thiết đến việc tăng, giảm quá mức tỷ lệ chất béo trong cơ thể. Lượng chất béo tăng giảm đột ngột sẽ dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố và khiến kỳ kinh của bạn đến muộn hoặc ngưng hoàn toàn. Ngoài ra, việc hạn chế tiêu thụ calo sẽ ảnh hưởng đến hoạt động não bộ và sự kết nối của não đến hệ thống nội tiết nhằm sản xuất các hormone sinh sản. Nếu sự liên kết này bị gián đoạn, các hormone có thể mất tác dụng và có thể là nguyên nhân khiến bạn bị trễ kinh mà thử que không có thai. 

    2. Trễ kinh mà không có thai do tâm trạng căng thẳng

    Cơ thể bạn có một cơ chế phản ứng căng thẳng được gọi là vùng dưới đồi, một vùng nhỏ ở trung tâm bộ não, nằm giữa tuyến yên và đồi thị. Khi căng thẳng, não bạn sẽ thông báo đến hệ thống nội tiết để giải phóng hormone và bật phản ứng chống trả – hay – bỏ chạy. Những hormone này ngăn chặn các chức năng không cần thiết để thoát khỏi mối đe dọa sắp xảy ra, bao gồm cả những chức năng của hệ thống sinh sản của bạn. Vì vậy, khi trong trạng thái căng thẳng, cơ quan sinh sản của bạn sẽ có thể ngưng rụng trứng dẫn đến tình trạng kinh nguyệt đến muộn. Điều này cũng lý giải vì sao có nhiều trường hợp chị em trễ kinh 1 tháng nhưng không có dấu hiệu mang thai.

    3. Chế độ ăn uống và tập luyện

    Một nguyên nhân chậm kinh mà không có thai khác là chế độ ăn uống và luyện tập. Việc tiêu thụ quá nhiều thức uống chứa caffeine hay có cồn sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu chất trong cơ thể cũng sẽ gây ra hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều.

    Thêm vào đó, việc đột ngột tăng cường độ tập luyện, làm việc quá sức cũng sẽ khiến chu kỳ của bạn bị ảnh hưởng, là nguyên nhân khiến bạn trễ kinh nhưng không có thai.

    4. Nồng độ hormone thấp

    Bạn bị trễ kinh nhưng thử que không có thai hay kết quả thử thai cho kết quả âm tính, rất có thể là do nồng độ hormone hCG (Human chorionic gonadotropin) lúc thực hiện thử thai đang ở mức thấp. Để có được kết quả chính xác nhất, hãy đợi một vài ngày sau hoặc thực hiện bài xét nghiệm vào buổi sáng lúc vừa thức dậy. Nước tiểu lúc này có nồng độ đậm đặc hơn, điều này giúp phát hiện hCG dễ dàng hơn.

    5. Cho con bú khiến bạn trễ kinh mà không có thai 

    Trễ kinh mà không có thai là do cho <a href=

    Đối với các mẹ sau sinh, việc cho con bú có thể gây ra một số bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu cho bé bú mẹ hoàn toàn đôi khi mẹ có thể vô kinh đến 6 tháng. Ngay cả sau khi bạn sinh con và kinh nguyệt đã xuất hiện trở lại thì vẫn có thể cần một khoảng thời gian nhất định để chu kỳ của bạn trở lại bình thường. Việc em bé đột ngột tăng tần suất bú đêm cũng có thể là nguyên nhân cản trở chu kỳ của bạn xuất hiện đúng kỳ. Do đó, mà không ít mẹ sau sinh gặp phải hiện tượng trễ kinh nhưng thử que không có thai. 

    6. Tình trạng sức khỏe

    Các tình trạng sức khỏe như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc các vấn đề về tuyến giáp có thể khiến phụ nữ có chu kỳ thất thường và trễ kinh. Một số phụ nữ có thể có kinh rất ít, một số lại có thể có kinh rất nhiều và một số có thể ngừng hẳn.

    Ngoài ra, thời kỳ tiền mãn kinh ở phụ nữ thường bắt đầu vào khoảng tuổi 50 nhưng ở một số phụ nữ, điều này có thể bắt đầu trước tuổi 40. Nếu bạn đã trễ kinh hơn 90 ngày và không có thai, hãy đi khám phụ khoa và trao đổi với bác sĩ để được thực hiện xét nghiệm nhằm phát hiện các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

    7. Tác dụng phụ của thuốc làm chậm kinh nhưng không có thai 

    Việc áp dụng các phương pháp tránh thai như uống thuốc, đặt vòng… có thể gây ra những bất thường trong chu kỳ của bạn khiến bạn bị trễ kinh nhưng không có dấu hiệu mang thai. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thuốc khác cũng có thể dẫn đến tình trạng chu kỳ kinh đến muộn hơn bình thường. Ví dụ như thuốc huyết áp hoặc thuốc chống dị ứng có thể cũng có khả năng ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn. 

    Trễ kinh mà không có thai: Bạn cần phải làm gì? 

    Trễ kinh mà không có thai? Hãy sống lành mạnh hơn!

    Để truy tìm chính xác nguyên nhân chậm kinh mà không có thai, bạn cần đi khám sản phụ khoa để được bác sĩ khám, tư vấn và cho thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nếu cần thiết. Ngoài ra, bạn cũng cần tuân thủ những điều sau:

    • Ăn uống đủ chất, vừa phải. Tránh tiêu thụ thức uống chứa caffeine hay cồn quá nhiều.
    • Tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ. Đừng nên tăng tần suất hoặc bài tập lên quá nặng một cách đột ngột.
    • Giữ mức cân nặng ổn định.
    • Học cách thư giãn, đừng quá căng thẳng, lo âu.
    • Ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức hoặc đột ngột thay đổi lịch sinh hoạt.

    Trên đây những lý do ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nhìn chung, để cải thiện các vấn đề này thì chị em nên tập thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ để luôn khỏe mạnh, xinh đẹp hoặc đáp ứng nhu cầu đậu thai như mong đợi nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Tạ Trung Kiên

    Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


    Tác giả: Phối Linh · Ngày cập nhật: 30/11/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo