Thay đổi nội tiết tố sau sinh do mất cân bằng sẽ dẫn đến một loạt các tình trạng như kinh nguyệt rối loạn, trầm cảm, mệt mỏi và nhiều vấn đề khác.
Nội tiết tố thường có sự thay đổi khá lớn trước và sau khi bạn sinh con. Trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ bật mí một số cách khác nhau để giúp cân bằng nội tiết tố cũng như nguyên nhân, hậu quả nếu xem thường vấn đề này.
Nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố sau sinh
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố là mức thay đổi của các hormone sinh sản nữ (estrogen và progesterone). Những nội tiết tố này rất quan trọng trong thời gian mang thai và sau sinh. Tuy nhiên, sự mất cân bằng của cũng chúng gây ra một số thay đổi về thể chất và tinh thần trong cơ thể. Tuy nhiên, thay đổi nội tiết tố sau sinh chỉ là tình trạng tạm thời và không có gì phải lo lắng.
Nguyên nhân nội tiết tố estrogen tăng đột biến sau sinh
Trong thời gian mang thai, nội tiết tố progesterone được sản xuất và kiểm soát bởi nhau thai để duy trì một môi trường hỗ trợ bên trong tử cung. Sau khi em bé được sinh ra, mức progesterone bắt đầu sụt giảm và thường không tăng cho đến khi người phụ nữ bắt đầu rụng trứng sau sinh. Điều này tạo ra môi trường lý tưởng cho nội tiết tố estrogen nhiều hơn mức bình thường.
Mất cân bằng nội tiết tố estrogen ảnh hưởng như thế nào?
Tình trạng rối loạn nội tiết sau sinh sẽ khiến các chị em gặp phải một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Suy giáp: Estrogen tăng cao tới một mức nhất định sẽ khiến tuyến giáp bị viêm nhiễm, từ đó tăng mức độ của globulin liên kết với tuyến giáp do gan sản xuất, dẫn đến hiện tượng viêm giáp sau sinh. Nồng độ estrogen tăng lên cũng có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh đồng thời làm tăng nồng độ cortisol, khiến phụ nữ mắc phải chứng suy giáp.
- Suy thượng thận: Estrogen tăng cao cũng khiến khu vực thượng thận hoạt động quá tải và không thể sản xuất đủ cortisol theo yêu cầu của cơ thể. Điều này xảy ra do sự sụt giảm mức độ progesterone đồng làm tăng sự mệt mỏi cũng như căng thẳng ở mẹ bầu.
Thêm vào đó, bạn sẽ trải nghiệm những thay đổi về thể chất và tâm lý khác.
Những dấu hiệu của mất cân bằng nội tiết tố sau sinh
Sau khi sinh con, phụ nữ có thể gặp phải những dấu hiệu rối loạn nội tiết sau sinh như:
- Cực kỳ mệt mỏi
- Sụt cân
- Tâm trạng thay đổi thất thường
- Mất ngủ
- Rụng tóc
- Trầm cảm sau sinh
- Dị ứng
- Hot flashes
- Giảm ham muốn tình dục
- Mụn nội tiết sau sinh
- Khô da
- Táo bón
- Kinh nguyệt không đều
- Vấn đề về sữa mẹ
- Tim đập nhanh
- Khô âm đạo.
Vì sao mất cân bằng nội tiết có thể dẫn đến trầm cảm sau sinh?
Trầm cảm sau sinh là kết quả của việc thay đổi nội tiết tố sau khi sinh con với tỷ lệ xảy ra từ 10–20% trong tổng số các bà mẹ. Nó có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào và kéo dài đến một năm. Các triệu chứng của trầm cảm bao gồm thay đổi tâm trạng, khó chịu, lo âu và thay đổi khẩu vị. Tuy nhiên, việc chẩn đoán kịp thời cùng quá trình sử dụng thuốc chống trầm cảm đúng cách có thể giúp làm giảm bớt rối loạn.
Hơn nữa, nếu bạn nghe theo sự tư vấn, kết hợp với quá trình theo dõi của bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp tình hình trở nên khả quan hơn. Ngoài ra, thức ăn ngon và luyện tập đều đặn cũng có thể giúp phục hồi tâm lý.
Có thể bạn quan tâm
Cách để cân bằng nội tiết tố sau sinh
Hello Bacsi sẽ giới thiệu một số mẹo nhỏ hiệu quả để khôi phục lại sự cân bằng nội tiết tố trong cơ thể của bạn sau khi sinh:
Vận động cơ thể
Tham gia vào các hoạt động thể chất sẽ giúp giảm bớt căng thẳng, thúc đẩy sự cân bằng nội tiết tố. Đi bộ là một cách tuyệt vời để tăng cường mức năng lượng hoặc bạn có thể tập yoga cũng đem lại kết quả tương tự.
Ăn thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ sẽ hỗ trợ đào thải estrogen. Ngoài ra, bạn hãy hạn chế ăn những món như gạo, bánh mì trắng, sữa, mì ống bởi chúng chứa khá nhiều carbohydrate phức.
Tránh thực phẩm nhiều chất béo
Thực phẩm giàu chất béo làm tăng mức estrogen. Do đó, hãy tránh các loại dầu thực vật được cho là ảnh hưởng đến mức estrogen và ăn nhiều cá giàu axit béo omega-3.
Magiê
Magiê đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng mức độ nội tiết tố trong cơ thể. Bạn có thể bổ sung khoáng chất này bằng thực phẩm hoặc uống bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
Nói không với thức uống có cồn và cà phê
Sử dụng những thức uống chứa cồn đều có khả năng khiến mẹ bầu mất cân bằng nội tiết tố sau sinh, còn cà phê sẽ làm tăng mức estrogen trong cơ thể.
Tránh sản phẩm làm từ đậu nành
Đậu nành là một nguồn dinh dưỡng tự nhiên tốt cho sức khỏe. Nhưng sau khi sinh, bạn nên tránh sử dụng các món ăn hoặc thức uống từ loại đậu này vì chúng chứa nhiều chất có hoạt tính tương tự như estrogen cũng như có khả năng ức chế các chức năng tuyến giáp.
Bổ sung vitamin và khoáng chất
Cơ thể đòi hỏi các vitamin và khoáng chất cần thiết để duy trì sự cân bằng nội tiết tố. Vì vậy, việc bổ sung vitamin và khoáng chất theo hướng của bác sĩ có thể giúp khôi phục lại mức độ nội tiết tố trong cơ thể của bạn.
Cân bằng nội tiết tố sau sinh: Ăn gan
Gan động vật là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào, giúp khôi phục lại sự cân bằng nội tiết tố sau khi mang thai.
Lòng đỏ trứng gà
Lòng đỏ trứng có khả năng cung cấp selen, vitamin D và vitamin A, giúp khôi phục sự mất cân bằng nội tiết tố. Do đó, hãy cân nhắc thêm lòng đỏ trứng vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ hay ngủ không ngon cũng gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bởi trong thời gian bạn chợp mắt, cơ thể mới bắt đầu tiến hành sản xuất nội tiết tố, giúp đào thải chất độc ra ngoài cũng như thư giãn tâm trí. Do đó, hãy cố gắng chăm sóc giấc ngủ của mình bạn nhé.
Thảo dược
Một số loại thảo dược có thể hỗ trợ cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, chúng bao gồm cây trinh nữ hoàng cung, lá mâm xôi đỏ, cây kinh giới, bột rễ maca, tinh dầu hoa anh thảo. Tuy nhiên, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thảo mộc nào để tránh ảnh hưởng đến mẹ và con.
Có thể bạn quan tâm
Nếu bạn đang phải đối mặt với bất kỳ vấn đề sức khỏe liên quan đến sự mất cân bằng nội tiết tố sau sinh thì cũng đừng lo lắng quá mức. Cơ thể chúng ta cần thời gian để điều chỉnh lại những thay đổi đã xảy ra trong quá trình mang thai và sinh nở. Khi mức độ nội tiết tố đã ổn định, những triệu chứng này cũng sẽ biến mất.
[embed-health-tool-ovulation]