backup og meta

Mang đa thai là gì? Bạn có biết lý do mình mang đa thai?

Mang đa thai là gì? Bạn có biết lý do mình mang đa thai?

Niềm vui có lẽ sẽ tăng lên gấp đôi khi bác sĩ cho biết bạn mang đa thai. Vậy tại sao mang đa thai? Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.

Hai hoặc nhiều bé cùng lớn lên trong tử cung của mẹ được gọi là đa thai. Đôi khi các bé trông rất giống nhau khiến bố mẹ cũng dễ nhầm lẫn, nhưng cũng có trường hợp, các bé chỉ giống một số đặc điểm nên dễ nhận ra hơn.

Mang đa thai cùng trứng

Thai nhi được hình thành từ sự thụ tinh thành công của 1 trứng và 1 tinh trùng. Nếu phôi chia thành 2, bạn sẽ có cặp song sinh giống hệt nhau. Nếu một trong hai phôi phân chia lần nữa, bạn sẽ có 3 con và cứ tiếp tục như thế. Các bé đều bắt đầu với cùng bộ gen và cùng giới tính (trai, gái), phần lớn đều có hình dáng giống nhau sau khi chào đời. Cứ 1.000 ca sinh bé, có 1 ca là sinh ba, sinh tư.

Sinh đôi khác trứng

Đôi khi, có nhiều trứng rụng trong một tháng. Nếu mỗi trứng đều thụ tinh với tinh trùng khác nhau, thì xảy ra sinh đôi khác trứng. Gen của bé sinh đôi khác trứng không giống nhau (tương tự như anh chị em cùng bố mẹ). Trường hợp sinh đôi khác trứng xảy ra thường xuyên hơn.

Một phụ nữ có hai hoặc nhiều trứng rụng, mỗi trứng có thể thụ tinh ở những thời điểm khác nhau, thậm chí của những người đàn ông khác nhau. Điều này dẫn đến trường hợp sinh đôi khác cha.

Mang thai đôi hoặc hơn sẽ sinh theo cách nào?

Khi mang đa thai, phương án tốt nhất được lựa chọn là sinh mổ nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và con. Nếu lựa chọn sinh thường, mẹ bầu có thể không đủ sức để rặn đẻ.

Tại sao bạn lại mang đa thai?

Một số lý do giải thích tại sao mang đa thai gồm:

1. Sử dụng thuốc hỗ trợ sinh sản

Một số điều có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mang đa thai. Ví dụ, nếu phụ nữ không có khả năng mang thai, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc để kích thích buồng trứng rụng thêm trứng. Điều này có thể làm tăng cơ hội có con nhưng làm tăng cơ hội mang đa thai.

2. Thụ tinh trong ống nghiệm

Khi áp dụng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, trứng được thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm và sau đó đưa trở lại vào tử cung người phụ nữ. Điều này có thể phức tạp và khó dự đoán được phôi thai có phát triển được trong tử cung không. Do đó, bác sĩ thường sẽ cấy một số phôi khỏe mạnh vào. Nếu may mắn, tất cả phôi sẽ lớn lên và hình thành đa thai.

3. Tuổi tác của mẹ

Hơn 35% phụ nữ Mỹ sinh đôi trên 30 tuổi. Ngay cả khi không dùng phương pháp điều trị sinh sản, phụ nữ trên 30 tuổi có thể rụng 2 trứng hoặc hơn trong một tháng. Điều này có thể do cơ thể của họ tạo ra nhiều hormone kích thích buồng trứng.

4. Chiều cao của người mẹ

Các bà mẹ có khả năng mang đa thai thường cao hơn phụ nữ khác khoảng 3cm.  Ở những người này có hormone tăng trưởng IGF (yếu tố tăng trưởng giống insulin), làm buồng trứng của phụ nữ rụng nhiều trứng hơn. Tuy nhiên, điều này vẫn cần được nghiên cứu thêm để có kết luận chính xác.

5. Sữa

Một nghiên cứu cho thấy phụ nữ uống nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa có nhiều khả năng sinh đôi. Những nhà khoa học cho rằng sữa khiến cơ thể sản sinh ra nhiều hormone IGF hơn, dẫn đến rụng nhiều trứng hơn vào hằng tháng.

6. Những nguyên nhân khác

  • Phụ nữ có mẹ hoặc chị em gái sinh đôi cũng có khả năng sinh đôi.
  • Phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn cũng có tỷ lệ mang đa thai cao hơn. 

Biến chứng khi mang đa thai

Một số rủi ro mẹ bầu có thể gặp phải khi mang thai đôi hoặc thai ba gồm:

1. Sinh non

Sinh non là biến chứng phổ biến nhất khi mang đa thai. Một em bé đủ tháng được sinh vào khoảng thời gian tuần thai thứ 39 – 40 của thai kỳ. Đa số các bé sinh đôi đều sinh ra sớm hơn, dưới 37 tuần. Bé dễ bị sinh non hơn 6 lần so với thai đơn. Trẻ sơ sinh trước 32 tuần thường có vấn đề về sức khỏe lâu dài như mất thính giác, thị lực kém, tổn thương não…

2. Tiền sản giật

Mang đa thai dễ gây ra cao huyết áp và các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm cả tiền sản giật. Dù những tình trạng này có thể xảy ra trong bất cứ thai kỳ nào nhưng lại nghiêm trọng hơn nếu mang đa thai. Tăng huyết áp thường là dấu hiệu đầu tiên kèm theo chứng đau đầu, các vấn đề về thị lực, buồn nôn và gây nguy hiểm cho mẹ bầu, thai nhi nếu không được giám sát, can thiệp kịp thời của bác sĩ. 

Lời khuyên cho bạn

Do những biến chứng phức tạp trên, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ để bác sĩ có thể theo dõi sự tăng trưởng, phát triển của bé và sức khỏe của người mẹ, theo dõi dấu hiệu sinh sớm. Ngoài việc siêu âm, mẹ bầu còn được làm các xét nghiệm khác để đảm bảo mọi thứ đều ổn.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

All About Twins, Triplets, and More https://www.webmd.com/baby/ss/slideshow-multiple-births ngày truy cập 25/01/2018

All About Twins, Triplets, and More! https://www.parents.com/baby/twins/raising/all-about-twins-triplets-and-more/ ngày truy cập 25/01/2018

Phiên bản hiện tại

04/02/2021

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trần Lê Phương Uyên


Bài viết liên quan

Đặt tên cho cặp sinh đôi? Tham khảo ngay 6 mẹo cực hay

Đặt tên cho cặp sinh đôi? Tham khảo ngay 6 mẹo cực hay


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 04/02/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo