backup og meta

Ứ mật thai kỳ

Ứ mật thai kỳ

Tìm hiểu chung

Hội chứng ứ mật thai kỳ là gì?

Hội chứng ứ mật thai kỳ xảy ra vào cuối thai kỳ và gây kích thích ngứa dữ dội, thường là trên bàn tay và bàn chân hoặc nhiều bộ phận khác của cơ thể.

Chứng ứ mật thai kỳ có thể khiến bạn cực kỳ khó chịu nhưng không gây nguy cơ lâu dài cho người mẹ mang thai. Tuy nhiên, đối với thai nhi đang phát triển, ứ mật thai kỳ có thể gây nguy hiểm. Bác sĩ thường khuyên mẹ bầu nên sinh con sớm.

Thuật ngữ “ứ mật” đề cập đến bất kỳ tình trạng nào làm suy yếu dòng chảy của mật – một chất dịch tiêu hóa được sản xuất từ gan. Mang thai là một trong nhiều nguyên nhân có thể gây ứ mật. Các tên khác của ứ mật thai kỳ bao gồm ứ mật sản khoa và ứ mật trong thai kỳ.

Mức độ phổ biến của ứ mật của thai kỳ

Theo Trung tâm Y tế Bệnh viện Nhi đồng Cincinnati, ứ mật xảy ra khoảng 1 trong số 1.000 người mang thai nhưng phổ biến hơn ở các nhóm chủng tộc Thụy Điển và Chilê. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng ứ mật thai kỳ là gì?

Các dấu hiệu ứ mật thai kỳ thường gặp như là:

  • Ngứa, đặc biệt là trên bàn tay và bàn chân (thường là triệu chứng duy nhất đáng chú ý)
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Đau góc phần tư phía trên bên phải bụng không do sỏi mật
  • Phân lợt/nhạt màu
  • Mệt mỏi hoặc kiệt sức
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Trầm cảm

Các dấu hiệu ứ mật thai kỳ ít gặp hơn bao gồm:

  • Vàng da (màu vàng ở da, mắt và màng nhầy)
  • Đau phần tư trên bên phải
  • Buồn nôn

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ứ mật thai kỳ là gì?

Nguyên nhân gây ứ mật thai kỳ không rõ ràng. Tình trạng này có thể do một phần di truyền, vì tình hội chứng đôi khi xuất hiện trong gia đình và một số biến thể di truyền nhất định có liên quan đến nó.

Các hormone mang thai cũng có thể đóng một vai trò. Mật là dịch tiêu hóa được sản xuất ở gan giúp hệ tiêu hóa phân hủy chất béo. Sự gia tăng các hormone trong lúc mang thai xảy ra trong ba tháng cuối thai kỳ có thể làm chậm dòng chảy thông thường của mật ra khỏi gan. Cuối cùng, sự tích tụ mật trong gan cho phép các axit mật xâm nhập vào dòng máu. Các axit mật lắng trong các tổ chức mô của cơ thể có thể dẫn đến ngứa.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc ứ mật thai kỳ?

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ứ mật thai kỳ như:

  • Tiền sử mang thai cá nhân hoặc gia đình bị ứ mật thai kỳ
  • Tiền sử bệnh gan
  • Thai đôi

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ứ mật thai kỳ?

Chẩn đoán ứ mật có thể được thực hiện thông qua bệnh sử, kiểm tra thể chất và xét nghiệm máu đánh giá chức năng gan, axit mật và bilirubin.

Những phương pháp nào dùng để điều trị ứ mật thai kỳ?

Các mục tiêu điều trị cho ứ mật thai kỳ là giảm ngứa. Bạn hãy chắc nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc hoặc các chất bổ sung nào.

Một số lựa chọn điều trị bao gồm:

  • Thuốc chống ngứa tại chỗ hoặc thuốc có chứa corticosteroid
  • Thuốc giảm nồng độ axit mật như axit ursodeoxycholic
  • Tắm lạnh và bôi nước đá làm chậm dòng chảy của máu trong cơ thể bằng cách giảm nhiệt độ
  • Dexamethasone là một loại steroid thúc đẩy phổi của trẻ trưởng thành
  • Bổ sung vitamin K được dùng cho mẹ trước khi sinh và cho em bé được sinh ra để ngăn ngừa xuất huyết nội sọ
  • Rễ bồ công anh và cây kế sữa là những thảo dược có lợi cho gan (hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng)
  • Các xét nghiệm không gắng sức được thực hiện mỗi hai tuần, liên quan đến theo dõi tim thai và cơn co tử cung
  • Xét nghiệm máu thường xuyên theo dõi nồng độ mật và chức năng gan

Bác sĩ điều trị ứ mật trong thời kỳ mang thai cần dựa trên việc cân nhắc các tiêu chí sau:

  • Tình trạng mang thai, sức khỏe tổng thể và lịch sử y tế
  • Mức độ bệnh
  • Sự dung nạp đối với các loại thuốc, thủ thuật hoặc các phương pháp điều trị cụ thể
  • Các kỳ vọng trong thời gian bị bệnh
  • Ý kiến ​​hay mong muốn của bạn

Có các quan điểm trái ngược về việc sử dụng thuốc Cholestyramine để điều trị ứ mật. Trước đây, thuốc này đã được sử dụng để điều trị tình trạng này, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng Cholestyramine có thể không hiệu quả như các phương pháp điều trị khác và có một số tác dụng phụ bất lợi chẳng hạn như ngăn chặn các vitamin thiết yếu như vitamin K (một vitamin thường thiếu ở phụ nữ bị ứ mật).

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát ứ mật thai kỳ?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với ứ mật thai kỳ:

  • Tắm nước ấm có vẻ làm giảm cường độ ngứa đối với một số phụ nữ
  • Bôi đá lạnh lên chỗ mảng da bị ngứa có thể tạm thời giảm ngứa

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cholestasis of pregnancy. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cholestasis-of-pregnancy/basics/definition/con-20032985. Ngày truy cập 03/08/2018

Cholestasis Of Pregnancy. http://americanpregnancy.org/pregnancy-complications/cholestasis-of-pregnancy/. ANgày truy cập 03/08/2018

Cholestasis of pregnancy. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1891276/. Ngày truy cập 03/08/2018

Phiên bản hiện tại

11/05/2020

Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Bí quyết chọn serum cho bà bầu: Làm đẹp an toàn trong thai kỳ

Bà bầu có được ăn nhãn không?


Tác giả:

Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


Ngày cập nhật: 11/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo