backup og meta

Cách nhận biết nhiễm virus herpes khi mang thai để điều trị kịp thời

Cách nhận biết nhiễm virus herpes khi mang thai để điều trị kịp thời

Bà bầu nhiễm virus herpes (mụn rộp sinh dục) không những gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi nếu chủ quan không điều trị.

Mụn rộp sinh dục do 2 loại virus khác nhau gây ra, bao gồm HSV 1 và HSV 2. Phụ nữ mang thai bị nhiễm virus herpes có thể truyền loại virus này cho em bé sơ sinh. Do đó, nếu mẹ bầu bị mụn rộp sinh dục thì bạn cần hết sức thận trọng để bảo vệ sức khỏe bé yêu một cách tốt nhất.

Dấu hiệu bà bầu nhiễm virus herpes

Các triệu chứng của mụn rộp sinh dục ở giai đoạn đầu thường không được chú ý vì mọi người thường nhầm căn bệnh này giữa ngứa, côn trùng cắn, trầy xước hoặc nhiễm trùng nấm men. Tuy nhiên, các triệu chứng cho thấy mẹ bầu đã nhiễm virus herpes có thể được nhìn thấy sớm nhất là từ hai đến ba ngày sau khi bị nhiễm trùng hoặc muộn nhất là sau một tháng.

Bên cạnh đó, sẽ có sự bùng phát của mụn nước và vết loét trong xung quanh khu vực sinh dục, đi kèm với các biểu hiện như:

  • Cảm giác ngứa rát vùng thân dưới
  • Các tuyến hạch bạch huyết bắt đầu sưng và đau
  • Bà bầu bị nổi mụn nước ở môi, âm đạo, hậu môn và mông, lâu dần chuyển thành vết loét.

Mẹ bầu bị herpes có sao không? Biến chứng có thể gặp phải

Hầu hết các trường hợp nhiễm virus herpes không gây ra biến chứng nhưng mẹ bầu cũng chưa thể vì thế mà chủ quan. Dù hiếm gặp nhưng tình trạng này vẫn tiềm ẩn khả năng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh: Virus herpes có thể truyền sang em bé trong lúc mẹ bầu chuyển dạ, từ đó dẫn đến mù lòa, tổn thương não hoặc thậm chí tử vong.
  • Viêm màng não: Nhiễm virus herpes thậm chí có thể dẫn đến viêm màng não và tủy sống.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Tình trạng nhiễm trùng có thể làm tăng khả năng bạn sẽ mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Các vấn đề ở bàng quang: Mẹ bầu có thể bị viêm bàng quang, từ đó gây ra đau đớn và khó chịu.

Biện pháp chẩn đoán nhiễm herpes khi mang thai

xét nghiệm máu

Một số hình thức để xác định xem mẹ bầu có nhiễm virus herpes khi mang thai gồm:

  • Xét nghiệm máu giúp xác định sự hiện diện của HSV
  • Xét nghiệm PCR (Phản ứng chuỗi polymerase)
  • Nuôi cấy mô

Điều trị cho mẹ bầu nhiễm virus herpes

Quá trình điều trị khi mẹ bầu bị nhiễm virus herpes gồm:

1. Đối với nhiễm trùng nguyên phát

Nếu đây là lần đầu tiên bạn bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ có thể chỉ định dùng thuốc kháng virus, liều lượng tùy tuổi thai. Ngoài ra có thể kê thêm thuốc giảm đau paracetamol và gel bôi để làm giảm triệu chứng.

2. Nhiễm trùng tái phát

Nhiễm tái phát nguy cơ lây truyền sơ sinh thấp, chỉ 0-3%. 

Trong trường hợp mẹ bầu nhiễm virus herpes tái phát, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống virus trong thời gian dài, đi kèm với một vài biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện thường xuyên, chẳng hạn như:

  • Làm sạch khu vực bị ảnh hưởng bằng nước ấm: Biện pháp tốt này sẽ đảm bảo vệ sinh và giúp giảm bớt ảnh hưởng của nhiễm trùng cũng như cảm giác khó chịu. Có thể tắm bằng nước muối.
  • Chườm đá: Chườm lạnh cũng là biện pháp hữu hiệu để giảm đau mà bạn có thể thử.
  • Bôi thuốc mỡ: Đây có thể là loại thuốc mỡ có tác dụng giúp làm khô vết loét và điều trị vùng da bị ảnh hưởng.
  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước là một trong các bước đầu tiên để quá trình điều trị nhiễm virus herpes đạt được thành công. Điều này cũng sẽ đảm bảo làn da được chăm sóc từ bên trong.
  • Trang phục thoải mái: Quần áo chật sẽ gây áp lực lên vùng bị ảnh hưởng, kích thích cơn đau và khiến tình trạng xấu đi. Do đó, bạn nên ưu tiên trang phục làm từ vải cotton hoặc vải lanh, thấm hút mồ hôi tốt cũng như đi kèm kích cỡ thoải mái nhằm tránh ma sát đến da quá nhiều.

3. Lúc bắt đầu chuyển dạ

Tùy vào trường hợp nhiễm nguyên phát hay thứ phát, bác sĩ có thể chỉ định cho sinh ngả âm đạo hay sinh mổ.

Virus herpes có ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh không?

nhiễm hếp khi mang thai

Virus herpes có thể ảnh hưởng đến em bé sơ sinh theo những cách sau:

  • Nhiễm trùng da, mắt và miệng: Hầu hết trẻ sơ sinh có thể bị lở loét quanh mắt, miệng và trên da nếu bị nhiễm trùng virus herpes. Tuy nhiên, không có biến chứng lớn phát sinh nếu em bé được điều trị kịp thời.
  • Nội tạng bên trong bị ảnh hưởng: Trẻ bị nhiễm virus herpes có thể bị bệnh lan truyền ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, chủ yếu là phổi và gan. Đây là một tình trạng gây tử vong với tỷ lệ sống sót thấp.
  • Bệnh hệ thống thần kinh trung ương: Trẻ sơ sinh có thể tỏ ra lờ đờ, cáu kỉnh, bú kém, sốt hoặc thậm chí co giật nếu bị nhiễm virus herpes.

Mẹ bầu nhiễm virus có thể cho con bú không?

Nếu bạn đang lo lắng liệu bị mụn rộp sinh dục có ảnh hưởng gì đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ không thì câu trả lời là không. Theo các chuyên gia, phụ nữ vẫn có thể cho con bú khi mắc phải virus gây bệnh herpes. Tuy nhiên, không được để bé tiếp xúc với các nốt mụn nước hoặc vết loét để tránh nguy cơ lây bệnh.

Nói tóm lại, điều quan trọng là mẹ cần đi khám nếu có triệu chứng nhiễm virus herpes trong thai kỳ hoặc nghi ngờ mình đã tiếp xúc với virus. Việc nhận biết và đi khám sớm sẽ giúp mẹ nhận được sự hỗ trợ kịp thời nhằm ngăn chặn nguy cơ lây truyền sang em bé khi sinh.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Management of Genital Herpes in Pregnancy https://www.rcog.org.uk/globalassets/documents/guidelines/management-genital-herpes.pdf ngày truy cập 02/02/2020

Genital Herpes in Pregnancy https://parenting.firstcry.com/articles/genital-herpes-in-pregnancy/ ngày truy cập 02/02/2020

Genital herpes https://www.nhs.uk/conditions/genital-herpes/ ngày truy cập 02/02/2020

Genital herpes and pregnancy: Understanding the risks

https://utswmed.org/medblog/genital-herpes-pregnancy-faqs/#:~:text=The%20American%20College%20of%20Obstetricians,the%20sore%20will%20eventually%20appear. Truy cập ngày 11/10/2022

Herpes and Pregnancy

https://www.ashasexualhealth.org/herpes-and-pregnancy/ Truy cập ngày 11/10/2022

Phiên bản hiện tại

11/10/2022

Tác giả: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Nhiễm toxoplasma khi mang thai: Nguy hiểm và phải đề phòng

Bốc hỏa khi mang thai: Làm sao để mẹ hạ nhiệt hiệu quả, an toàn?


Tác giả:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Ngày cập nhật: 11/10/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo