Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung · Sản - Phụ khoa · Phòng khám phụ sản Cảm Xúc
Chào bạn Hồng Hạnh,
Với câu hỏi “bầu 4 tháng vẫn nghén có phải bất thường? Làm sao để bớt nghén?”, bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa và là chuyên gia tham vấn y khoa cho các chuyên mục Sức khỏe phụ nữ, Mang thai của website Hello Bacsi, xin giải đáp như sau:
Trước khi trả lời câu hỏi bầu 4 tháng còn nghén có phải là bất thường? Làm sao để bớt nghén? Bác sĩ xin đề cập đôi nét về tình trạng nghén khi mang thai:
Nghén (morning sickness) là cảm giác nôn, buồn nôn do thai nghén, có thể đi kèm các triệu chứng như: mất nước do nôn, mệt mỏi, ăn uống kém ngon miệng, sụt cân, … Nôn, buồn nôn do nghén rất giống tình trạng say tàu xe, thường kèm tiết nhiều nước bọt, buồn nôn sau khi ăn, nhất là khi ăn thức ăn cay hoặc ngửi một số loại thực phẩm có mùi.
Nghén gặp ở phần lớn phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nhưng cũng không phải phụ nữ nào cũng sẽ nghén khi mang thai.
Nghén có thể diễn ra vào bất cứ thời điểm nào trong ngày chứ không chỉ riêng buổi sáng như tên gọi tiếng Anh là morning sickness bạn nhé.
Nghén không có nghĩa là mẹ bầu bị bệnh, mà do cơ thể bạn phản ứng lại với sự gia tăng đột ngột với hormone thai kỳ, thông thường xuất hiện vào 3 tháng đầu thai kỳ ngay sau khi có thai (trước 9 tuần) , và thường biến mất khoảng giữa thai kỳ, thông thường là trước 12-14 tuần. Tuy nhiên cũng có thể kéo dài hơn, thậm chí là hết thai kỳ.
Các triệu chứng nghén khi mang thai thông thường biến mất vào giữa thai kỳ, nhưng cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ như đã nêu ở trên. Do đó, việc bầu 4 tháng vẫn nghén không phải là bất thường nếu bạn chỉ nghén thông thường mà không đi kèm triệu chứng bất thường khác.
Hơn nữa nghén cũng không có nghĩa là bé có vấn đề về sức khỏe, thậm chí nghén còn cho thấy rằng bé đang khỏe mạnh, bánh nhau phát triển tốt và đang tiết ra hormone thai kỳ.
Ngoài tình trạng nôn, buồn nôn bởi nghén do mang thai thì nôn và buồn nôn còn có thể do một số nguyên nhân khác như: viêm dạ dày hành tá tràng, ngộ độc thực phẩm, bệnh tuyến giáp, bệnh túi mật…
Vì vậy khi mẹ bầu nôn, buồn nôn với tính chất không giống thông thường và:
Thì mẹ cần đi khám vì lúc này nôn, buồn nôn có thể do nguyên nhân khác chứ không phải do nghén khi màng thai.
Mẹ cũng cần thăm khám nếu gặp phải tình trạng nghén nặng, cụ thể khi việc buồn nôn, nôn mửa khiến bạn mất nước hoặc giảm 5% cân nặng khi mang thai.
Vậy nghén có ảnh hưởng đến thai nhi? Nghén khi mang thai thông thường thì không ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí nghén cho thấy thai đang phát triển tốt vì nội tiết tốt do nhau thai tiết ra vào máu mẹ gây nghén. Một vài nghiên cứu cho thấy những mẹ bị nghén trong thai kỳ có tỷ lệ sẩy thai thấp hơn người không nghén.
Thế nhưng nếu việc nghén nhiều và kéo dài khiến mẹ ăn uống kém, dinh dưỡng kém cũng sẽ khiến bé bị nhẹ cân trong bào thai. Ngoài ra, mẹ cũng nên chú ý đi khám ngay khi đang nghén mà đột ngột hết nghén vì có thể là một dấu hiệu bất thường.
Cùng với việc đi tìm câu trả lời cho thắc mắc bầu 4 tháng vẫn nghén có sao không, có bất thường không, bạn Hồng Hạnh và các chị em phụ nữ mang thai cũng nên tìm hiểu các bí quyết giúp giảm nghén:
Nếu tình trạng nghén vẫn nặng và không cải thiện, các bác sĩ có thể cân nhắc cho mẹ bầu được bác sĩ điều trị bằng thuốc như:
Trở lại với câu hỏi của bạn Hồng Hạnh là bạn đã mang thai 4 tháng, tuy nhiên vẫn còn xuất hiện các triệu chứng của nghén và chúng làm bạn cảm thấy khó chịu. Bạn hãy yên tâm là bầu 4 tháng vẫn còn nghén không phải là bất thường hay bệnh lý gì cả. Bạn có thể tham khảo các biện pháp bạn có thể tự áp dụng tại nhà ở phía trên để tình trạng nghén cải thiện hơn nhé.
Ngoài ra nếu tình trạng nghén nặng lên, không cải thiện sau khi bạn thay đổi lối sống thì bạn có thể thăm khám để bác sĩ thăm khám và kê đơn hỗ trợ nhé.
Bạn có thể xem thêm các bài viết:
Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?
Bí quyết xoa dịu chứng ốm nghén hiệu quả, an toàn từ chuyên gia
Trân trọng
Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!