backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi mắc chứng đau nửa đầu khi mang thai?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 31/07/2021

    Mẹ bầu cần lưu ý gì khi mắc chứng đau nửa đầu khi mang thai?

    Đau nửa đầu khi mang thai là tình trạng xảy ra tương đối phổ biến vào giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Nguyên nhân của tình trạng sức khỏe này có liên quan mật thiết đến sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bầu. 

    Những cơn đau nửa đầu có thể khiến mẹ bầu rất khó chịu, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ… Tình trạng này nếu kéo dài dài còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi.

    Bạn sẽ biết được mình bị mắc chứng đau nửa đầu khi mang thai nếu bạn đau đầu có kèm theo buồn nôn và nôn, ngoài ra bạn cũng có nhu cầu tránh xa ánh sáng và tiếng ồn một cách đột ngột. Ngoài ra khi chứng đau nửa đầu sắp xảy ra, mẹ bầu cũng có thể cảm nhận được. Ngoài ra tâm trạng của bạn sẽ hay thay đổi hoặc đôi khi bạn đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, mờ mắt và cảm thấy tê liệt.

    Nguyên nhân bà bầu bị đau nửa đầu khi mang thai

    Đau nửa đầu là tình trạng gây ra bởi các cơn đau đầu theo từng hồi. Các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc nôn mửa cũng rất phổ biến. Giữa các cơn đau nửa đầu, các triệu chứng liên quan sẽ hoàn toàn biến mất.

    Khi mang thai nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, dẫn đến nhiều triệu chứng, đau đầu là một trong số đó. Theo Healthline có khoảng 15-20 mẹ bầu bị đau nửa đầu. Vào giai đoạn đầu của thai kỳ, cơ thể chưa quen với sự thay đổi. Do đó, mẹ bầu bị đau đầu trong những tháng đầu thai kỳ xảy ra khá phổ biến. Mẹ bầu bị đau đầu khi mang thai ở những tháng cuối có thể do tình trạng lên cân đột ngột, thai nhi to ra gây chèn ép các cơ quan làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh và quá trình lưu thông máu lên não.

    Ngoài những nguyên nhân trên thì chế độ sinh hoạt không khoa học cũng gây nên tình trạng đau đầu, hay đau nửa đầu khi mang thai ở nhiều mẹ bầu. Việc uống quá ít nước, chế độ ăn không cung cấp đủ dưỡng chất cho thai kỳ hay lối sống thụ động, thức khuya, sử dụng những chất kích thích, đồ uống có cồn… là các nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu hay đau nửa đầu khi mang thai. Việc bị dị ứng hay phải sống trong môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm, ồn ào… khiến  bà bầu mệt mỏi căng thẳng dẫn đến tính trạng khó ngủ và đau đầu, đau nửa đầu.

    Đối với các mẹ bầu đang mang thai ở từ tuần 24 – 26, có triệu chứng đau đầu, cần hết sức cảnh giác. Vì đây có thể là triệu chứng cảnh báo tình trạng tiền sản giật. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải xem có bị thiếu máu khi mang thai hay không. Nếu mẹ bầu bị đau đầu hay đau nửa đầu khi mang thai có kèm theo những triệu chứng như: nước tiểu thay đổi bất thường, tầm nhìn thay đổi hay có bất kỳ dấu hiệu nào khác (buồn nôn, xây xẩm)… thì tcần đi khám ngay, để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Điều này sẽ giúp bạn nhận được sự hỗ trợ y tế kịp thời.

    Đau nửa đầu khi mang thai: Mẹ bầu cần phải làm gì?

    đau nửa đầu khi mang thai

    Nếu mẹ bầu thường xuyên bị đau nửa đầu, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân là do thiếu máu hay lý do nào khác, đồng thời tìm ra hướng khắc phục hiệu quả.

    Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng những cách giảm đau nửa đầu khi mang thai tại nhà dưới đây:

    • Uống đủ nước: Khi mang thai, mẹ bầu cần uống đủ lượng nước hàng ngày (khoảng 8-10 ly). Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước ép trái cây tươi không đường, nước canh, ăn trái cây mọng nước…. Ngoài ra, bạn cần cần hạn chế thức uống có chứa caffeine, các loại đồ uống có ga…
    • Thực hiện chế độ ăn đảm bảo dưỡng chất và lành mạnh: Việc có một  chế độ ăn đủ dưỡng chất và lành mạnh là cách hiệu quả giúp giảm cơn đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai hiệu quả. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích ăn, bà mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để tránh bị đói gây hạ đường huyết dẫn đến đau đầu. Ngoài ra, mỗi kỳ đi khám thai, mẹ bầu cũng nên trao đổi với bác sĩ về những gì nên ăn và nên tránh khi mang thai để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.
    • Ngủ đủ giấc: Mẹ bầu cần ngủ khoảng từ 8 – 10 giờ mỗi ngày, bao gồm cả giấc ngủ ngắn. Lưu ý là giấc ngủ trưa không nên kéo dài quá 1 giờ để tránh tình trạng uể oải, mệt mỏi vào buổi chiều và khó ngủ vào buổi tối. Phòng ngủ cần được yên tĩnh, tránh tiếng ồn.
    • Đắp khăn mát, chườm mát: Khi bị đau nửa đầu, mẹ bầu hãy nghỉ ngơi kết hợp với liệu pháp chườm mát hay đắp khăn lạnh để giảm cơn đau nửa đầu khi mang thai một cách hiệu quả.
    • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm cũng là một hình thức giúp giảm các cơn đau nửa đầu khi mang thai khá nhanh chóng mà mẹ bầu có thể áp dụng. Lưu ý là mẹ bầu chỉ được tắm nước ấm và tránh tắm quá lâu.
    • Massage giúp giảm đau đầu: Khi bị đau nửa đầu, bạn có thể nhờ chồng hay người thân massage vùng đầu bị đau, xoa bóp nhẹ nhàng vùng vai gáy… nhằm giúp lưu thông máu, từ đó giúp giảm triệu chứng đau nửa đầu khi mang thai.
    • Hoạt động thể chất khi mang thai: Nếu bác sĩ không khuyến cáo mẹ bầu cần hạn chế vận động hay tránh tập thể dục khi mang thai thì việc tham gia các bộ môn như yoga cho bà bầu, đi bộ, ngồi thiền sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe. Bởi mẹ bầu tập thể dục đều đặn giúp máu huyết lưu thông, tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn ít bị các cơn đau đầu tấn công.

    Mẹ bầu bị đau nửa đầu cần đi khám khi nào?

    Tình trạng bà bầu bị đau nửa đầu thường chỉ kéo dài trong khoảng vài ngày đến 1 tuần. Thế nên, nếu tình trạng này kéo dài từ 2 – 3 tuần với các biểu hiện như mức độ cơn đau dữ dội, bạn cần đi khám sớm. Điều này giúp mẹ bầu được chẩn chẩn đoán kịp thời, điều trị hiệu quả, giảm nguy cơ các triêu chứng bệnh có thể tiến triển, giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho thai nhi…

    Mẹ bầu cần hết sức chú ý nếu tình trạng đau nửa đầu khi mang thai có kèm các triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, sốt cao, mắt nhìn mờ… thì cần đi bệnh viện ngay, bởi đây những triệu chứng này thường cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 31/07/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo