backup og meta

Những cảnh báo không nên bỏ qua khi uống trà đen trong thai kỳ

Những cảnh báo không nên bỏ qua khi uống trà đen trong thai kỳ

Ở Việt Nam, trà vốn dĩ là một thức uống quen thuộc đối với tất cả mọi người. Ngoài trà xanh, trà đen cũng là một sự lựa chọn được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, đối với phụ nữ mang thai, việc uống trà đen cần phải hết sức cẩn thận bởi nếu không nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Đối với phụ nữ mang thai, từ việc thèm những món ăn chua chua, ngọt ngọt đến những loại trà thơm ngon không có gì là lạ. Tuy nhiên, dù thèm đến mấy, thì cũng có một số món ăn thai phụ cần phải cẩn thận và trà đen là một trong số đó. Vậy bà bầu uống trà đen có được không? Hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp cho vấn đề này nhé.

Uống trà đen khi mang thai có được không?

Khi nghĩ đến việc uống trà đen trong thời gian mang thai, một trong những điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ là lượng caffeine có trong trà đen. Bên cạnh trà đen, còn rất nhiều loại thực phẩm khác có chứa caffeine mà bạn cần chú ý như chocolate, nước giải khát và cà phê. Nếu lượng caffeine mà bạn tiêu thụ mỗi ngày không vượt mức cho phép thì được xem là an toàn. Do đó, bạn có thể uống trà đen trong thời gian mang thai nhưng phải xem xét tính toán tổng lượng trà uống hàng ngày một cách hợp lý.

Thành phần dinh dưỡng của trà đen

Dưới đây là thành phần dinh dưỡng có trong 1 tách (237g) trà đen:

  • Tinh bột: 0,7g
  • Axit folic: 11,9mcg
  • Magiê: 7,1mg
  • Phốt pho: 2,4mg
  • Kali: 87,7mg
  • Florua: 884 mcg
  • Sodium: 7,1mg
  • Theobromine: 4,7mg
  • Caffeine: 47,4mg

Nhiều người chỉ cho rằng trà đen có hại nhưng thực tế, trà đen có thể đem lại một số lợi ích như giảm mệt mỏi, căng thẳng. Hương thơm của trà còn có tác dụng giúp cơ thể thư giãn. Ngoài ra, một tách trà đen còn giúp làm dịu các dây thần kinh và giúp loại bỏ mọi căng thẳng. Các chất chống oxy hóa có trong trà đen giúp làm chậm quá trình lão hóa. Không những vậy, trà đen còn giúp giảm nguy cơ ung thư.

Trong thời gian mang thai, mỗi ngày bạn có thể uống bao nhiêu tách trà đen?

Do quá trình lên men dài trong khâu chế biến, nên trà đen có hương vị mạnh hơn so với những loại trà khác. Ngoài ra, trong quá trình mang thai, bạn cần phải được theo dõi chặt chẽ lượng caffeine mà mình tiêu thụ mỗi ngày. Nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đại học Brigham Young, Mỹ, khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai hạn chế tiêu thụ caffeine ít hơn 300mg mỗi ngày, trong khi mỗi tách trà đen chỉ chứa 47,4mg caffeine. Do đó, nếu mỗi ngày bạn chỉ uống 1 – 2 tách thì hoàn toàn nằm trong giới hạn cho phép.

Những cảnh báo không nên bỏ qua khi uống trà đen trong thai kỳ

Tại sao không nên uống quá nhiều trà đen trong thời gian mang thai?

Dù là món ăn nào đi chăng nữa thì việc nạp vào quá nhiều đều không tốt, đặc biệt là trong thai kỳ, thời gian mà bạn phải rất cẩn thận trong việc ăn uống. Nếu không theo dõi lượng caffeine nạp vào, bạn có thể tiêu thụ quá nhiều, gây ra các biến chứng nghiêm trọng, khiến bản thân và em bé bị nguy hiểm:

1. Tăng nguy cơ sẩy thai và dị tật thai nhi

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những thai phụ uống hơn 300mg caffeine mỗi ngày thì nguy cơ bị sẩy thai có thể tăng gấp đôi so với những thai phụ khác.

Ngoài ra, một số nghiên cứu được thực hiện trên động vật đã chỉ ra rằng có một mối liên kết giữa việc hấp thụ quá nhiều caffeine với các dị tật ở thai nhi như tật nứt đốt sống. Nguyên nhân là do caffeine làm giảm sự hấp thu axit folic, một chất rất quan trọng đối với sự phát triển của bào thai. Không những vậy, một số kết quả còn cho thấy tiêu thụ quá nhiều caffeine còn làm tăng nguy cơ sinh non và thai nhẹ cân.

2. Tăng số lần đi tiểu

Một trong những vấn đề phổ biến mà tất cả phụ nữ mang thai phải đối mặt là số lần đi tiểu tăng lên. Điều này là do tử cung mở rộng làm tăng áp lực lên bàng quang. Caffeine là một thuốc lợi tiểu tự nhiên, nên uống quá nhiều sẽ khiến số lần “ghé thăm” nhà vệ sinh của bạn tăng lên không ít. Trong tam cá nguyệt thứ ba, giai đoạn mà sự tăng trưởng của bé đang ở đỉnh cao, tốt nhất bạn nên tránh uống trà đen hoặc chỉ nên uống mỗi ngày 1 cốc.

3. Tăng nguy cơ thiếu máu

Trong thời gian mang thai, cơ thể bạn cần tạo ra nhiều máu hơn để hỗ trợ sự phát triển của bé. Điều này đòi hỏi cơ thể bạn phải có đủ chất sắt và axit folic. Thế nhưng, caffeine có trong trà đen có thể làm giảm khả năng hấp thu axit folic của cơ thể, khiến tình trạng thiếu máu trở nên trầm trọng hơn.

4. Tăng huyết áp

Huyết áp cao có thể dẫn đến chứng tiền sản giật, một biến chứng nguy hiểm của thai kỳ có thể gây tử vong cho mẹ và bé. Trà đen làm tăng nguy cơ bị huyết áp cao. Do đó, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên hạn chế loại thức uống này khi mang thai.

5. Mất ngủ

Ba tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn mà cơ thể phải làm việc tối đa để hỗ trợ cho sự phát triển của bé. Đây cũng là giai đoạn mà bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề có thể gây mất ngủ như đi tiểu thường xuyên, ợ nóng, bé chuyển động nhiều… Nếu bạn dùng trà đen trong giai đoạn này thì chứng mất ngủ sẽ trở nên trầm trọng hơn.

Nhìn chung, trong thời gian mang thai, mỗi ngày bạn chỉ nên uống 2 – 3 tách trà đen. Nếu bạn có các vấn đề về sức khỏe như thiếu máu hoặc tăng huyết áp, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn thêm nhé.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Is it Safe to Drink Black Tea During Pregnancy – http://parenting.firstcry.com/articles/is-it-safe-to-drink-black-tea-during-pregnancy/ – Ngày truy cập: 31/8/2018

Black Tea – https://medlineplus.gov/druginfo/natural/997.html – Ngày truy cập: 31/8/2018

Black Tea – https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-997/black-tea – Ngày truy cập: 31/8/2018

 

 

Phiên bản hiện tại

04/10/2018

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Bà bầu bị sốt xuất huyết: Điều trị như thế nào để ngăn ngừa biến chứng?

Ảnh hưởng của u xơ tử cung đối với phụ nữ trước và trong thai kỳ ra sao?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 04/10/2018

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo