backup og meta

Mẹ bầu tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không? Cần lưu ý điều gì?

Mẹ bầu tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không? Cần lưu ý điều gì?

Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh uốn ván là một trong những biện pháp phòng ngừa cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nhiều người thường quên mất lịch tiêm các mũi nhắc lại. Điều này làm nảy sinh thắc mắc: “tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”

Tham khảo ngay những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để được giải đáp về vấn đề “mẹ bầu tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”.

Uốn ván là gì?

uốn ván là gì

Trước khi tìm hiểu vấn đề “tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”, cần biết rõ uốn ván là gì? Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn có tên là Clostridium tetani gây ra. Mặc dù không thể lây từ người sang người, nhưng vi khuẩn này lại cực kỳ nguy hiểm. Nguyên nhân là vì bào tử của vi khuẩn uốn ván tồn tại ở khắp mọi nơi trong môi trường, bao gồm đất, bụi và phân. Các bào tử phát triển thành vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xước, vết bỏng, vết đứt, vết thương (do các vật bị ô nhiễm hoặc bất kỳ vật dụng nào gây ra)… trên da hoặc niêm mạc.

Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn uốn ván tạo ra một chất độc gây ra các cơn co thắt cơ đau đớn và co giật nghiêm trọng. Thông thường, uốn ván khiến cổ và cơ hàm cứng lại, làm cho người bệnh khó mở miệng, khó nuốt hoặc khó thở. Bệnh có thể dẫn đến tử vong ở cả người lớn và trẻ em.

Vì sao phụ nữ có thai nên tiêm uốn ván?

Ngoài câu hỏi “tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”, nhiều người thắc mắc lý do mẹ bầu nên tiêm phòng uốn ván.

Phụ nữ trong quá trình chuyển dạ và sinh con có nguy cơ cao bị uốn ván. Nguyên nhân là vì các trực khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập cơ thể sản phụ thông qua đường sinh dục hay các vết thương hở… 

Đối với trẻ sơ sinh, nếu điều kiện vệ sinh của các ca sinh không được đảm bảo, bào tử của vi khuẩn gây bệnh uốn ván có thể tấn công vào vết cắt dây rốn của bé. Không những thế, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván từ mẹ.

Nhiễm trùng uốn ván có thể gây tử vong cho cả mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, tiêm uốn ván là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cho trẻ sơ sinh và sản phụ. Công dụng của vắc xin uốn ván không chỉ để bảo vệ thai phụ khỏi bệnh tật. Vắc xin uốn ván còn giúp những kháng thể được tạo ra trong cơ thể mẹ bầu được truyền sang thai nhi. Những kháng thể này bảo vệ trẻ sơ sinh cho đến khi trẻ có thể chủng ngừa uốn ván vào thời điểm được 2 tháng tuổi.

Một số tác dụng phụ khi tiêm uốn ván cho bà bầu bao gồm sưng đau tại vết chích, nhức cơ, mệt mỏi, nổi ban đỏ, sốt nhẹ… Đây là những triệu chứng hoàn toàn bình thường, không gây nguy hiểm cho sức khỏe và thường tự khỏi sau vài ngày.

Mời bạn đọc tiếp bài viết để biết được tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu

Thời điểm tiêm vắc xin phòng ngừa uốn ván và số mũi cần tiêm phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

  • Sản phụ đã tiêm vắc xin gần đây hay chưa?
  • Số lần mang thai của thai phụ
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai
  • Tuổi của thai nhi

Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả mọi người trong độ tuổi sinh sản từ 15 đến 35 tuổi nên tiêm vắc xin phòng uốn ván. Phụ nữ mang thai và phụ nữ trong tuổi sinh đẻ cần lưu ý tiêm phòng uốn ván theo các mốc như sau:

  • Mũi 1: Thời điểm tiêm theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Mũi 2: Tiêm ít nhất 4 tuần sau mũi 1.
  • Mũi 3: Tiêm từ 6 tháng đến 1 năm sau mũi 2 hoặc trong lần mang thai tiếp theo.
  • Mũi 4: Tiêm từ 1 đến 5 năm sau mũi 3 hoặc trong lần mang thai kế tiếp.
  • Mũi 5: Tiêm từ 1 đến 10 năm sau mũi 4 hoặc trong lần mang thai sau.

Nắm rõ lịch tiêm uốn ván để biết được mẹ bầu có đang bị muộn hay tiêm sót mũi nào không, từ đó góp phần trả lời cho câu hỏi “tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”.

Đặc biệt, lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cũng rất quan trọng. Vì vậy, cần chú ý một số trường hợp sau:

Đối với phụ nữ mang thai lần đầu

Nếu chưa từng tiêm phòng vắc xin uốn ván hoặc không biết đã từng chủng ngừa hay chưa, phụ nữ mang thai lần đầu cần tiêm ít nhất 2 liều trước khi sinh, bao gồm:

  • Mũi 1: Có thể tiêm bất cứ lúc nào trong thai kỳ, tùy cơ sở y tế và tùy tình hình sức khỏe thai phụ. Thường tiêm vào tuần 16 hoặc tuần 20 và tiêm càng sớm càng tốt.
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 1 tháng, nhưng phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày để cơ thể kịp thời tạo kháng thể.

Đối với phụ nữ đã từng mang thai

Nếu phụ nữ từng sinh con đã tiêm phòng uốn ván và trong vòng 5 năm chưa tiêm thì nên tiêm nhắc lại 1 mũi khi thai nhi đủ 24 tuần tuổi. Còn nếu như lần chủng ngừa gần nhất là trên 5 năm thì sản phụ nên tiêm đủ 2 mũi như lần mang thai đầu.

Ngoài ra, đối với cả 2 trường hợp, sau khi sinh, phụ nữ nên tiếp tục tiêm chủng theo lịch cho đến khi đủ 5 liều cần thiết.

Đến đây, một số mẹ bầu thường đặt ra câu hỏi: “tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”. Câu trả lời ở ngay phần tiếp theo.

Mẹ bầu tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Mẹ bầu tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Thực tế cho thấy, có không ít trường hợp phụ nữ mang thai vì một lý do nào đó mà bỏ lỡ thời điểm vàng để tiêm uốn ván mũi 2. Đến khi phát hiện ra thì đã muộn lịch chủng ngừa. Lúc này, nhiều người sẽ thắc mắc: tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

Nói về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng các ông bố và bà mẹ không nên quá lo lắng. Có khá nhiều trường hợp mẹ bầu quên tiêm mũi uốn ván thứ 2 nhưng cả mẹ và bé trải qua ca sinh nở thành công. Tuy nhiên, thai phụ cần lưu ý, không nên tiêm bù mũi vắc xin khi gần đến ngày sinh. Nguyên nhân là do thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi các thành phần vắc xin vào thời điểm đó. Đồng thời, vắc xin được tiêm muộn cũng chưa đủ thời gian để phát huy tác dụng bảo vệ mẹ và bé trong quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Điều quan trọng là, cần thông báo cho bác sĩ khi khám bệnh để được thực hiện các xét nghiệm kháng thể. Nhờ đó, mẹ bầu sẽ biết được cơ thể đã có được những kháng thể phòng được bệnh gì. Dựa trên những thông tin này, các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giải đáp cho bạn những thắc mắc xoay quanh vấn đề tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

TETANUS-DIPHTHERIA VACCINE (Td) https://medicalguidelines.msf.org/viewport/EssDr/english/tetanus-diphtheria-vaccine-td-39849242.html Ngày truy cập: 12/01/2022

Maternal immunization against tetanus https://www.who.int/reproductivehealth/publications/maternal_perinatal_health/immunization_tetanus.pdf Ngày truy cập: 12/01/2022

Preventing Tetanus Infections https://www.uofmhealth.org/health-library/sig3065 Ngày truy cập: 12/01/2022

Tetanus, Diphtheria and Pertussis (Tdap) Vaccine https://mothertobaby.org/fact-sheets/tetanus-diphtheria-pertussis-tdap-vaccine-pregnancy/ Ngày truy cập: 12/01/2022

About Tetanus https://www.cdc.gov/tetanus/about/index.html Ngày truy cập: 12/01/2022

Causes and Transmission https://www.cdc.gov/tetanus/about/causes-transmission.html Ngày truy cập: 12/01/2022

Why do I need the TT injection (TT vaccine) in pregnancy and when will I get it? https://www.babycenter.in/x1023109/why-do-i-need-the-tt-injection-tt-vaccine-in-pregnancy-and-when-will-i-get-it Ngày truy cập: 12/01/2022

Phiên bản hiện tại

18/04/2023

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu: Những điều mẹ cần biết


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 18/04/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo