Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng stress có thể gây sẩy thai vì nó kích thích cơ thể tiết ra một loại hormone trong máu làm tăng nguy cơ sảy thai. Hơn thế nữa, tâm trạng của bà mẹ không tốt khi mang thai còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này.
Khi căng thẳng, cơ thể bạn sẽ rơi vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu hoặc chỉ muốn tháo chạy khỏi tất cả mọi thứ. Đồng thời lúc này lượng cortisol và các hormone gây căng thẳng khác sẽ tăng cao. Chúng cũng chính là những hormone sẽ tăng cao khi bạn rơi vào tình trạng nguy hiểm, cụ thể chúng sẽ tạo sức cho cơ bắp của bạn và khiến cho tim bạn đập nhanh hơn. Nếu bạn có thể giải quyết được tình trạng căng thẳng của bản thân thì những hiện tượng trên sẽ bị đẩy lùi và cơ thể bạn lại quay trở về trạng thái cân bằng.
Stress có thể gây sẩy thai hay không?
Tuy nhiên những dư chấn mà nó còn để lại sẽ rất nghiêm trọng, thậm chí còn có thể thay đổi hệ thống phản ứng lại với căng thẳng của chính bạn và khiến bạn trở nên mẫn cảm hơn và phản ứng dữ dội hơn với những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Căng thẳng kéo dài cũng có thể gây nên những khác biệt trong sự phát triển của trí não của bé sau này.
Sẩy thai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và căng thẳng cũng không nằm ngoài những nguyên nhân có thể khiến bạn sẩy thai. Từ lâu, căng thẳng và lo âu được cho là một trong những nguyên nhân có thể gây sẩy thai sớm, mặc dù có rất ít bằng chứng chứng minh cho giả thuyết này. Ước tính có khoảng 10-20% ca sẩy thai khi mang thai. Thông thường, nếu bạn bị sẩy thai sớm, đó có thể do sự dị thường của nhiễm sắc thể trong bào thai hoặc một vấn đề khác trong sự phát triển của phôi thai.
Làm thế nào để phòng tránh stress khi mang thai?
Nếu bạn lo ngại việc stress có thể gây sẩy thai sớm, bạn có thể tập trung vào việc chăm sóc bản thân và em bé thật tốt và tránh các nguy cơ có thể dẫn đến sẩy thai – chẳng hạn như hút thuốc hoặc uống rượu.
Sau đây là các phương pháp đơn giản giúp bạn thư giãn khi mang thai:
- Trò chuyện với một chuyên gia: bạn có thể giãy bày những băn khoăn và những điều làm bạn cảm thấy căng thẳng với bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra các cách giải quyết như: ngồi thiền, tập yoga cho phụ nữ mang thai…;
- Hát hò: dù bạn không thể hát thì cũng hãy ngân nga theo một bản nhạc ưa thích, âm nhạc có thể làm giảm nồng độ cortisol cho bạn;
- Thư giãn: hãy tắm bồn nước ấm, pha một bình trà, đọc một quyển sách…
Hãy nhớ rằng bạn có rất nhiều thời gian để chăm lo cho bản thân trước khi bé chào đời, vậy nên đừng để stress khiến cho thai kỳ trở nên quá khó khăn. Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn thắc mắc về việc sẩy thai, hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia nhi khoa để được tư vấn và giải đáp kịp thời.
[embed-health-tool-due-date]