Trẻ thường nặng từ 3,1-3,6kg khi sinh. Cân nặng của bé chính là một phần của cân nặng tăng lên của bạn trong thời kỳ mang thai. Thông thường, bạn có thể nặng hơn 12,5kg so với trước khi mang thai. Tuy nhiên, con số này có thể khác nhau tùy thuộc vào chiều cao và cân nặng của bạn trước đó. Vậy, ngoài cân nặng của bé, phần cân nặng còn lại của bạn tăng lên cho những bộ phận nào?
Cân nặng tăng lên khi mang thai của bạn
Khi mang thai, trọng lượng cơ thể bạn sẽ bao gồm:
- Em bé: 3,1-6kg
- Ngực lớn hơn: 0,4-3kg
- Tử cung lớn hơn: 9kg
- Nhau thai: 0,2kg
- Màng ối: 9kg
- Khối máu tăng: 3-1,8kg
- Lượng chất lỏng tăng: 1,3-1,8kg
- Chất béo dự trữ: 2,7-6kg.
Nếu xét theo từng giai đoạn của thai kỳ thì cân nặng của bạn sẽ thay đổi như nhau:
- 3 tháng đầu thai kỳ: Bạn sẽ tăng 0,5-2kg trong 3 tháng đầu.
- 3 tháng thứ hai của thai kỳ: Bạn sẽ tăng 0,5kg mỗi tuần trong 3 tháng tiếp theo.
- 3 tháng cuối của thai kỳ: Bạn sẽ tăng 0,5kg mỗi tuần trong 3 tháng cuối.
Tuy vậy, các chuyên gia thường khuyên bạn nên tính toán cân nặng cần đạt được trong thai kỳ bằng cách dựa vào chỉ số khối của cơ thể BMI trước khi bạn mang thai:
- Nếu trước khi mang thai, BMI của bạn lớn hơn 26, bạn sẽ cần tăng 7-11,5kg trong thai kỳ.
- Nếu trước khi mang thai, BMI của bạn nằm giữa mức 20 và 26, bạn sẽ cần tăng 11,5-16kg trong thai kỳ.
- Nếu trước khi mang thai, BMI của bạn nhỏ hơn 20, bạn sẽ cần tăng 12,5-18kg trong thai kỳ.
Hãy luôn duy trì cân nặng khỏe mạnh trước và trong khi mang thai, điều này sẽ giúp thai nhi phát triển ổn định. Bạn có thể ổn định cân nặng của chính mình thông qua một chế độ ăn uống hợp lý. Một người phụ nữ mang thai trung bình cần thêm 300 calo tốt cho sức khỏe mỗi ngày để có thể đạt được cân nặng lý tưởng khi mang thai.
[embed-health-tool-due-date]
Hậu quả của việc tăng cân nhiều
Tăng cân nhiều hơn mức khuyến cáo trong thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu có nguy cơ cao gặp các vấn đề về huyết áp như tăng huyết áp thai kỳ (tình trạng huyết áp tăng cao trong thai kỳ) và tiền sản giật. Các vấn đề này có thể làm cho bạn sinh non.
Ngoài ra, việc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ làm gia tăng các nguy cơ như:
- Sinh mổ
- Thai nhi to, gây khó khăn cho cuộc chuyển dạ, khó sinh
- Lần mang thai tiếp theo cũng sẽ bị thừa cân, làm gia tăng nguy cơ bị tiểu đường và phải sinh mổ.
Đa số mẹ bầu thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai lại tăng nhiều hơn mức cần thiết. Nếu bạn bị thừa cân, hãy trao đổi với bác sĩ (tốt nhất nên làm trước khi mang thai) về những phương pháp để giảm thiểu các nguy cơ, đặc biệt nếu như bạn đang mắc phải những vấn đề có liên quan đến béo phì, ví dụ như tăng huyết áp hay đái tháo đường.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi mẹ bầu tăng không đủ cân?
- Khó bú
- Hạ đường huyết
- Phải ở lại bệnh viện lâu hơn để được theo dõi thêm.
Làm thế nào để tăng cân một cách lành mạnh khi mang thai?
Sau đây là 5 bí quyết giúp bạn tăng cân trong trường hợp bác sĩ khám khuyên bạn nên tăng cân khi mang thai:
- Ăn 5 tới 6 bữa một ngày
- Luôn mang theo những món ăn vặt tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như bánh mì nước, táo, chuối. 5ml kem bơ đâu phộng sẽ cung cấp được cho bạn 100 calo và 7g đạm
- Bổ sung thêm sữa không béo vào các món khoai tây nghiền, trứng dầm và ngũ cốc dùng nóng
- Bổ sung thêm bơ thực vật, bơ kem và phô mai vào các món mà bạn hay ăn.
Còn trong trường hợp bạn cần giảm cân khi mang thai? Hãy giảm cân dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của bác sĩ. Tuy vậy, trong hầu hết các trường hợp thì phụ nữ mang thai không nên tự tiện giảm cân hay ăn kiêng.
Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi xin ý kiến từ bác sĩ hoặc các chuyên gia để được tư vấn và giải đáp kịp thời.