Khoảng 20% mẹ bầu trải qua hiện tượng ra máu khi mang thai ở một thời điểm nào đó trong thai kỳ. Nếu gặp phải hiện tượng có thai ra máu, bạn đừng quá lo bởi có những phụ nữ đã trải qua và họ vẫn có một thai kỳ bình thường, khỏe mạnh.
Ra máu khi mang thai hay chảy máu khi mang thai là hiện tượng rất thường gặp. Thông thường, máu sẽ ra rất ít, kéo dài trong khoảng từ vài giờ cho đến vài ngày. Khi không rõ lý do vì sao mình lại bị có thai ra máu, nhiều mẹ bầu tỏ ra lo lắng rất nhiều.
Hiểu được nỗi lo của mẹ, Hello Bacsi đã tổng hợp thông của một số nguyên nhân khiến mẹ bị ra huyết hồng. Bạn hãy dành vài phút xem qua để nếu có gặp phải tình huống này thì sẽ phần nào có cách xử lý tốt nhất.
Hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu
Trong tháng đầu của thai kỳ, rất nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng ra huyết hồng hay bị chảy máu khi mang thai tháng đầu. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu, trong đó phổ biến nhất là máu báo thai.
Máu báo thai là hiện tượng xuất hiện một vài đốm máu màu hồng hoặc ra dịch màu nâu khi mới mang thai. Đây là dấu hiệu cho thấy phôi thai đã di chuyển và bám vào thành tử cung.
Thông thường, máu báo thai sẽ xuất hiện sau khi thụ tinh khoảng từ 8-12 ngày hoặc khoảng ngày thứ 2-7 trước kỳ kinh kế tiếp (theo dự tính) và kéo dài không quá 2 ngày. Khi ra máu báo thai mẹ cũng sẽ không bị đau bụng.
Hiện tượng ra máu báo thai có thể giống với thời gian hành kinh. Do đó, nhiều mẹ bầu lầm tưởng, băn khoăn không biết tại sao có thai nhưng vẫn có kinh. Tuy nhiên, khác với kinh nguyệt, hầu hết trường hợp máu báo thai chỉ ra 1 lượng nhỏ và hết trong vài ngày.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ra máu khi mang thai
Ngoài máu báo thai thì còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu và trong suốt thai kỳ. Thực tế, không phải lúc nào cũng có thể xác định được lý do tại sao có thai ra máu. Tuy nhiên, đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Quan hệ ra máu khi mang thai
Phụ nữ mang thai có thể trải qua việc ra máu sau khi quan hệ trong thai kỳ nếu cổ tử cung của họ bị kích thích. Trong suốt thai kỳ, lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên. Nếu quan hệ tình dục trong thời gian này cũng có thể phá vỡ những mạch máu nhỏ và dẫn đến hiện tượng quan hệ ra máu khi mang thai.
Nhiễm trùng làm cho có thai ra máu
Những căn bệnh không liên quan đến việc mang thai như nhiễm trùng cổ tử cung, nhiễm trùng âm đạo hay nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) cũng có thể khiến bà bầu bị chảy máu khi mang thai. Những tình trạng này có thể làm cho cổ tử cung bị kích thích và sau đó dẫn đến tình trạng có bầu bị ra máu.
Sảy thai hoặc thai ngoài tử cung
Đây là 2 nguyên nhân có thể khiến bạn ra máu như hành khi mang thai. Mang thai ngoài tử cung là tình trạng em bé bắt đầu phát triển bên ngoài tử cung của người mẹ. Chảy máu, đi cùng với đau bụng dưới, đau nhói bụng, đau một bên cơ thể là những dấu hiệu thai ngoài tử cung phổ biến.
Sảy thai cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra hiện tượng ra máu khi mang thai tháng đầu. Nếu bị sảy thai, bạn có thể ra máu cục khi mang thai tháng đầu, máu có màu đỏ tươi hoặc nâu và ra với số lượng nhiều. Đi cùng với đó là các triệu chứng như đau bụng dữ dội, xuất hiện các cơn co thắt mạnh.
Các nguyên nhân khác khiến có bầu bị ra máu
Ngoài những nguyên nhân trên thì tình trạng có thai ra máu còn có thể là do:
- Vỡ tử cung
- Nhau tiền đạo
- Polyp trên cổ tử cung
- Rối loạn di truyền như Von Willebrand, có thể khiến máu trở nên khó đông
- U xơ, xuất hiện ở thành tử cung. Thỉnh thoảng, nhau thai có thể bám chặt vào u xơ.
Ra máu khi mang thai, bà bầu nên làm gì?
Ra máu khi mang thai có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng. Vì thế, bạn nên quan sát cẩn thận xem mình có thai ra máu nhiều hay ít? Máu có màu gì? Sau đó bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa và nói cho họ biết về tình trạng của mình sớm nhất có thể. Bạn cũng có thể phải cần đến siêu âm để biết nguyên nhân chảy máu.
Để đối phó với hiện tượng có thai ra máu và tiếp tục một thai kỳ khỏe mạnh, bác sĩ có thể sẽ khuyến khích bạn:
- Nếu quá đau, bạn nên chỉ nên uống nước ấm hoặc ăn cháo
- Năng nghỉ ngơi trên giường hoặc ngủ trưa nhiều hơn
- Hạn chế hoạt động thể chất nặng nhọc
- Gác cao chân của bạn lên khi có thể
- Không hoạt động chân quá nhiều
- Tránh nâng vật trên 5 kg.
Hãy nhớ rằng, đa số phụ nữ bị ra ít máu khi mang thai đều có thể có một thai kỳ bình thường và khỏe mạnh. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên đi khám. Hãy thảo luận về các triệu chứng chảy máu với bác sĩ để đảm bảo chắc chắn rằng tình trạng có thai ra máu bạn đang gặp phải là bình thường.
Khi nào mẹ bầu nên đi khám bác sĩ?
Nếu có thai ra máu màu hơi nâu và chỉ là một đốm đỏ, bạn không cần quá lo lắng. Tuy vậy bạn cũng nên đi khám để được kiểm tra và tư vấn kĩ càng hơn.
Bạn nên đi khám ngay khi bị đau bụng ra máu khi mang thai, thậm chí khi bạn đã ngưng chảy máu. Bác sĩ có thể kiểm tra âm đạo, thực hiện siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá nồng độ hormone trong cơ thể, từ đó tìm ra nguyên nhân mang thai bị ra máu cũng như có phương hướng giải quyết tốt nhất.
[embed-health-tool-due-date]