backup og meta

Dưỡng thai tại giường: Khi nào mẹ phải làm việc này?

Dưỡng thai tại giường: Khi nào mẹ phải làm việc này?

Mang thai là giai đoạn mà người phụ nữ luôn phải thận trọng từ những việc nhỏ nhất. Một số mẹ bầu được khuyên nên dành thời gian để dưỡng thai tại giường. Liệu điều này có thật sự tốt cho mẹ và thai nhi trong những tháng thai kỳ hay không?

Dưỡng thai trên giường hay dân gian còn gọi là nằm “treo chân’ giữ thai là hành động chỉ nằm một chỗ và hạn chế những hoạt động mạnh ngoại trừ tắm rửa và đi vệ sinh. Trong những trường hợp như nhập viện, bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên di chuyển, thậm chí là đi vệ sinh. Việc nghỉ ngơi trên giường sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu đến nuôi thai, tiết kiệm năng lượng cho cơ thể và ngăn ngừa những biến chứng thường gặp khi mang thai.

Tại sao mẹ bầu cần phải dưỡng thai tại giường?

Mẹ đừng hoang mang vì có đến 20% số sản phụ được khuyên dưỡng thai tại giường (theo thống kê từ Momjunction). Nếu thai khỏe mạnh bình thường, bác sĩ sẽ không khuyến khích mẹ nằm yên một chỗ. Nhưng với một số tình huống sau, mẹ sẽ bắt buộc phải dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường:

  • Chảy máu nhiều: Nếu thấy ra máu vùng kín, bác sĩ sẽ đề nghị mẹ nghỉ ngơi cho đến khi tình trạng này chấm dứt, có trường hợp thậm chí nằm “treo chân” giữ thai đến khi sinh
  • Cổ tử cung giãn nở sớm: điều này sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai cho mẹ. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu sản phụ thực hiện quy trình đóng cổ tử cung bằng cách nằm khép chân và dưỡng thai tại giường
  • Thay đổi huyết áp: huyết áp lên xuống thất thường có thể dẫn đến tiền sản giật rất nguy hiểm. Mẹ gặp tình huống này nên hạn chế các hoạt động thường ngày
  • Mang đa thai: do rủi ro gặp biến chứng thai kỳ sẽ tăng lên rất nhiều.

Ngoài ra còn một số lý do khác buộc mẹ phải dưỡng thai tại giường như:

  • Các vấn đề ở nhau thai chẳng hạn: nhau cài răng lược, nhau tiền đạo, nhau bong non
  • Từng có tiền sử bị sảy thai, sinh non, phôi thai chết
  • Mẹ là người có lối sống năng động và thường không quan tâm nhiều đến sức khỏe của mình
  • Thiếu ối
  • Có dấu hiệu chuyển dạ sinh non trước tuần thứ 37.

Lợi ích của việc dưỡng thai tại giường

lợi ích của việc dưỡng thai tại nhà

Như đã đề cập, nằm “treo chân’ giữ thai có nhiều kiểu tùy vào tình trạng sức khỏe của thai phụ. Thực tế, có mẹ phải nghỉ ngơi trên giường theo lịch trình trong ngày (thường dành cho những người ở tam cá nguyệt thứ 3, mẹ mang thai lớn tuổi hoặc đa thai) hoặc nằm nghỉ hoàn toàn và có sự giám sát của nhân viên y tế.

Dù là trường hợp nào thì việc dưỡng thai tại giường mang lại những lợi ích sau:

  • Giúp cổ tử cung của bạn không bị đè nén
  • Cải thiện lưu thông máu trong tử cung, cung cấp thêm dưỡng chất và oxy cho thai nhi
  • Giảm mức catecholamine, nhóm các hormone tương tự nhau được sản xuất bởi tủy thượng thận, phần bên trong của tuyến thượng thận. Nếu mức catecholamine cao hơn bình thường sẽ gây ra những cơn co thắt.

Để đối phó với sự khó chịu khi dưỡng thai tại giường

Nằm nghỉ ngơi trên giường êm ái và thoải mái để dưỡng thai nghe có vẻ dễ chịu nhưng bạn sẽ bắt đầu cảm thấy đau ở các khớp, cơ bắp, giảm sự thèm ăn tăng cân, trầm cảm cùng ty tỷ những vấn đề khác. Những bước sau đây có thể giúp bạn cải thiện tình trạng lưu thông máu ngay cả khi bạn đang ở trên giường:

1/ Nằm nghiêng về một bên

Nằm nghiêng về một bên sẽ giúp bạn cải thiện sự lưu thông máu đến tử cung hơn là các vị trí khác. Đặt một cái gối êm dưới bụng hay dưới đầu gối sẽ giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn khi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt dưới đầu một cái gối mềm có độ cao vừa phải để bạn có thể xoay mặt mỗi giờ một lần nhằm ngăn chặn những cơn đau nhức.

2/ Luyện tập những bài tập đơn giản

Nếu đang dưỡng thai tại giường, bạn không cần thực hiện những bài tập nặng mà chỉ cần thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như ép người lên quả bóng hay thực hiện những động tác chuyển động tròn nhỏ với cánh tay và bàn chân. Nếu gặp khó khăn, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia vật lý trị liệu.

3/ Có chế độ ăn uống lành mạnh

Mặc dù không có cảm giác thèm ăn khi mang thai nhưng bạn cũng nên cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể bằng những món ăn dinh dưỡng. Bạn có thể chia bữa ăn thành những phần nhỏ. Điều này giúp bạn dễ tiêu thụ cũng như hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa được chứng ợ nóng.

Làm gì để việc dưỡng thai không trở nên nhàm chán?

bí quyết để không thấy nhàm chán

Bạn có thể để những đồ vật hay dùng ở nơi dễ dàng lấy được và lựa chọn việc nhà hoặc những công việc nhẹ nhàng khi dưỡng thai tại giường. Điều này sẽ giúp bạn chống lại sự nhàm chán nếu buộc phải cứ ở yên một chỗ.

  • Giữ sách, máy tính xách tay, điện thoại di động hoặc máy tính bảng bên cạnh
  • Luôn để sẵn một chai nước luôn bên cạnh bạn
  • Đọc truyện cho con nghe để bé cảm thấy mình đang được quan tâm
  • Liên lạc với bạn bè
  • Viết nhật ký hoặc học hỏi những điều mới thông qua internet
  • Đặt tivi vào phòng để bạn có thể xem các kênh mà mình yêu thích
  • Thực hành một số bài tập kéo đơn giản để tránh căng cơ
  • Quan tâm chế độ dinh dưỡng cho bản thân. Điều này khá đơn giản và bạn cũng không cần làm bất cứ điều gì trong giai đoạn nằm “treo chân’ giữ thai
  • Nhờ người thân giúp đỡ khi cần thiết vì lúc này bạn không thể tự mình làm bất cứ điều gì.

Khi gần sinh con, bạn không nên tập bất kỳ bài thể dục nào vì đây là thời gian bạn nên ngừng di chuyển trong vài tháng và cơ thể bạn chưa sẵn sàng. Bạn ý thức rằng, việc dưỡng thai tại giường hiện tại sẽ có lợi cho sức khỏe của bạn và thai nhi trong bụng. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn có những tháng thai kỳ an toàn và khỏe mạnh!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Why Is Bed Rest Essential During Pregnancy?

http://www.momjunction.com/articles/bed-rest-essential-pregnancy_00215/?ref=hotpickssidebar

Ngày truy cập 25/02/2021

Does Bed Rest During Pregnancy Really Help?

https://www.webmd.com/baby/guide/bed-rest-during-pregnancy 

Ngày truy cập 25/02/2021

Phiên bản hiện tại

25/02/2021

Tác giả: Giao Huynh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Minh Phú


Bài viết liên quan

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý

Khó giữ thai sau thụ tinh ống nghiệm: Vì sao và bạn nên làm gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Giao Huynh · Ngày cập nhật: 25/02/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo