Đối với mẹ bầu, sự hấp dẫn, tươi ngon của những miếng sushi thật khó lòng mà cưỡng lại được. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn sushi được không? vẫn là câu hỏi nhiều mẹ thắc mắc. Trên thực tế, việc thưởng thức sushi trong thai kỳ cần phải hết sức lưu ý nếu mẹ không muốn gặp phải nhiều căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn từ món ăn này.
Sushi, một món ăn truyền thống của Nhật Bản, nay đã trở nên rất đỗi quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt ưa chuộng các loại hải sản. Mẹ bầu thường rất thích thưởng thức món ăn trông rất bắt mắt và tươi ngon này mà quên đi vấn đề về an toàn sức khỏe. Vậy món ăn này có thực sự tốt cho thai phụ? Bài viết sau sẽ giúp mẹ giải đáp thắc mắc ngay đấy.
Mẹ bầu ăn sushi được không?
Món ăn này hoàn toàn an toàn với phụ nữ mang thai, nhưng nên tránh các loại cá và hải sản không đông lạnh và còn sống. Hải sản sống không tốt vì chúng thường mang những vi trùng ký sinh và mầm bệnh khó lường, thậm chí còn chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo rằng bạn nên làm chín cá hay các loại tôm, cua, sò, hến dưới nhiệt độ 63°C trước khi ăn. Ở nhiệt độ này, các mầm bệnh và tác nhân gây bệnh sẽ bị tiêu diệt.
[embed-health-tool-due-date]
Ăn sushi không đúng cách có thể nguy hiểm đến mức nào?
Món ăn này vốn không gây hại gì cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cách chế biến và các nguyên liệu để làm ra đóng vai trò đáng kể trong việc gia tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non và các biến chứng khác cho mẹ bầu.
Các bệnh nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh
- Sushi chín thì an toàn, còn cá sống nuôi dưỡng nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng như sán dây. Sán dây theo đường thức ăn vào cơ thể mẹ bầu sẽ hút hết các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi;
- Mặc dù nhiễm ký sinh không lây qua nhau thai nhưng gan và các mô dạ dày sẽ ảnh hưởng đến thai nhi;
- Nhiễm ký sinh còn có thể gây ra suy dinh dưỡng và thiếu máu, dẫn đến sẩy thai.
Mẹ bầu ăn sushi có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
Mang thai khiến hệ miễn dịch bị chèn ép nên mẹ bầu dễ gặp phải các cơn đau ốm. Hệ miễn dịch bị chèn ép làm tăng khả năng mắc các bệnh dễ lây truyền qua nguồn thực phẩm.
Tổn thương cho thai nhi
Các loại cá như cá thu, cá kiếm, cá ngừ hay cá mập rất giàu thủy ngân và gây nguy hại cho sức khỏe. Ăn nhiều cá có chứa thủy ngân có thể gây tổn thương hệ thần kinh, thận, phổi và thính giác ở trẻ.
Có thể bạn quan tâm: Phụ nữ mang thai có nên ăn cá ngừ không?
Những món sushi thay thế cho sushi cá sống
Sushi cá chín
Ngoài đông lạnh, ướp rồi làm chín là cách giúp loại bỏ vi khuẩn và ký sinh trùng. Quá trình ướp muối và chế biến sẽ tiêu diệt sán và giữ cho cá được tươi ngon.
Sushi rau củ
Đây là phương án an toàn nhất vì sushi rau củ thay thế cho cá sống. Nếu chế biến ở nhà, bạn có thể dùng dưa leo, trái bơ và cà rốt để làm sushi rau củ. Mặc dù làm sushi với rau củ có thể trông không được bắt mắt lắm nhưng chọn lựa nguyên liệu khéo léo có thể biến sushi rau củ thành món ăn hấp dẫn đấy.
Sushi nhà làm
Nếu làm sushi ở nhà, bạn có thể đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy nhớ ướp lạnh cá trong khoảng 3−4 ngày để tiêu diệt toàn bộ sán và vi khuẩn nhé.
Sushi là món ăn vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng. Tuy nhiên khi mang thai, mẹ bầu cần phải đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân lẫn con yêu sắp chào đời, nên nhớ lựa chọn sushi một cách thông thái để vừa an toàn vừa thưởng thức được món ăn ưa thích nhé!
Có thể bạn quan tâm: Công cụ tính ngày dự sinh online mới nhất