Bầu mấy tháng thì có sữa non? Bầu 5 tháng ra sữa non có sao không? Ra sữa non sớm có sao không? Đây là những băn khoăn rất thường gặp, nhất là những phụ nữ mang thai lần đầu.
Nếu bạn cũng đang có những băn khoăn này, xem ngay những chia sẻ dưới đây để có thêm thông tin về hiện tượng ra sữa non khi mang thai như sữa non có từ tháng thứ mấy, ra sữa non sớm có sao không, có nên nặn sữa non khi mang thai….
Sữa non là gì?
Sữa non hay còn gọi là sữa trước, là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa non, không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà còn có một lượng lớn kháng thể tự nhiên để bảo vệ cơ thể của bé.
Dưới đây là một số lợi ích của sữa non:
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
- Tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng
- Thiết lập một hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh, bảo vệ đường tiêu hóa
- Có tác dụng nhuận tràng, giúp thải phân su ra khỏi đường tiêu hóa, từ đó làm giảm nguy cơ vàng da.
Trong thai kỳ, nếu bị rò rỉ sữa non khi mang thai, bạn sẽ thấy ở đầu ti xuất hiện những đốm nhỏ li ti như mụn và có màu trắng, ngực căng cứng, có thể ngứa ngáy, khó chịu. Bạn có thể bị ra sữa non bên hoặc cả 2 bên ngực.
Bà bầu mấy tháng thì có sữa non?
Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc mang thai mấy tháng thì có sữa non. Câu trả lời là tùy vào cơ địa và thể trạng của từng người mà thời gian xuất hiện sữa non sẽ khác nhau. Thông thường, sữa non được hình thành ở mẹ bầu khi đang mang thai ở tháng thứ 7 (khoảng 24 – 28 tuần) trở đi.
Trên thực tế, ngực của bạn đã bắt đầu sản xuất sữa non vào khoảng từ tuần thứ 12 – 14 của thai kỳ. Trong thời gian mang thai, sữa non có thể chảy ra và đây chỉ là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang có sự chuẩn bị để sản xuất sữa cho bé bú sau sinh.
Khi thai kỳ càng tiến gần đến ngày dự sinh thì khả năng tiết sữa non cũng tăng lên. Tuy nhiên, cũng có trường hợp sữa non không “xuất hiện” cho đến khi chuyển dạ và sinh con.
Trong quá trình mang thai, lượng sữa non chảy ra nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thế nên, các mẹ bầu cần tránh việc nặn hoặc tự kích thích cơ thể, vì như vậy vừa không hiệu quả vừa gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Màu của sữa non thế nào là bình thường?
Tùy vào cơ địa của mẹ mà lượng sữa đầu tiên này tiết ra có màu sắc khác nhau. Đối với một số phụ nữ, chất sữa này sẽ đặc và có màu vàng nhạt. Đối với những mẹ khác, sữa có thể lỏng và trắng đục.
Nhìn chung, sữa non có màu từ vàng đậm đến trong suốt, có thể đặc, sệt, dính hoặc lỏng. Cơ thể mẹ tiết ra sữa đặc biệt này trong vài ngày sau sinh cho đến khi lượng sữa mẹ tăng lên, chuyển sang màu kem hoặc trắng hơn – giai đoạn sữa chuyển tiếp.
Bầu ra sữa non sớm có sao không? Có phải là dấu hiệu sinh non?
Bầu 5, 6, 7 tháng ra sữa non có sao không? Đây là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu.
Nhìn chung, ra sữa non khi mang thai tháng thứ 5, 6, 7, 8 hoặc trong những tuần cuối là bình thường. Trong tam cá nguyệt thứ ba, nồng độ hormone prolactin (hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ) trong cơ thể chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Bầu ngực thường tiết sữa khi bị kích thích, do đó, bạn có thể bị tiết sữa non ngay cả khi quan hệ tình dục trong tam cá nguyệt thứ ba.
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu băn khoăn mang thai mấy tháng có sữa non là do e sợ đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến bé. Nỗi lo này của mẹ là hoàn toàn có căn cứ.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu nhận thấy hiện tượng ra sữa non sớm, bạn cũng đừng chủ quan mà nên đi khám để xem có vấn đề bất thường gì hay không.
Những dấu hiệu bất thường của sữa non:
- Nếu bạn tiết sữa non bất thường vào tháng thứ 4, thứ 5 thì có thể là dấu hiệu thai chết lưu. Mẹ cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị.
- Sữa non tiết ra đi kèm với chảy máu ở âm đạo, đau bụng, xuất hiện các cơn co thắt mạnh, liên tục. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy có vấn đề với chức năng nhau thai hoặc sự phát triển của thai nhi
- Sữa non đi kèm với máu hoặc có mùi hôi: Dấu hiệu cảnh báo các vấn đề liên quan đến sức khỏe mẹ bầu như có u nhú trong ống dẫn sữa hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số trường hợp, thậm chí đây còn dấu hiệu cảnh báo ung thư vú.
Câu hỏi thường gặp
Mẹ cần làm gì khi tiết sữa non?
Nhìn chung, dù rất nhiều mẹ băn khoăn mang thai mấy tháng có sữa non nhưng thực tế, đây vẫn là hiện tượng khá bình thường. Hiện tượng này có thể khiến mẹ hơi bối rối nhưng sẽ không khiến mẹ quá mệt mỏi hay khó chịu. Tuy nhiên, nếu bị tiết sữa non, mẹ cần chú ý chăm sóc bầu ngực của mình nhiều hơn:
- Tạo chút áp lực lên bầu ngực bằng cách khoanh tay hoặc tỳ cẳng tay lên đầu ngực sẽ giúp sữa ngưng chảy ra. Mẹ không nên nặn sữa non vì điều này có thể kích thích bầu ngực gây sinh non hoặc nhiễm trùng, viêm vú.
- Chọn áo ngực làm bằng chất liệu đem đến sự thoải mái và có kích thước phù hợp với vòng 1 của mẹ.
- Đặt miếng lót thấm sữa vào phía trong áo ngực sẽ giúp thấm hút hết lượng sữa non rò rỉ. Bạn nên thay miếng lót này nhiều lần trong ngày để giữ vệ sinh.
- Vệ sinh ngực bằng khăn sạch, mềm và nước ấm, không nên dùng thêm xà phòng, mỹ phẩm… để tránh kích ứng.
- Chọn quần áo có hoa văn để “che giấu” trong trường hợp sữa chảy nhiều và có thể thấm ra lớp áo ngoài. Ngoài ra, nếu đi làm, mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm miếng lót thấm sữa và áo ngực để thay nếu cần.
Kết luận
Mẹ bầu mấy tháng có sữa non là vấn đề luôn được quan tâm. Trong hầu hết trường hợp, việc tiết sữa non là bình thường ngoại trừ tiết sữa quá sớm. Nếu bạn nghi ngờ đây là dấu hiệu bất ổn trong thai kỳ thì nên đi khám để được bác sĩ can thiệp kịp thời nhé! Hy vọng nội dung đã giải đáp thắc mắc ‘bầu mấy tháng thì có sữa non’ cho bạn.
Những nội dung cùng chủ đề với thắc mắc ‘bầu mấy tháng có sữa non’, bạn có thể đọc thêm:
- Các xét nghiệm khi mang thai mẹ bầu cần lưu tâm
- Bà bầu không nên ăn rau gì để có thai kỳ an toàn và khỏe mạnh?
- Bà bầu nên uống sắt trước hay sau khi ăn – Dùng sao cho hiệu quả?
- Bầu 8 tháng chưa có sữa non có sao không, sau sinh có bị ít sữa không?
Chuyên mục ‘Chuẩn bị mang thai’ chia sẻ những nội dung để mẹ có sự chuẩn bị thật chu đáo trước khi mang thai, hiểu các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình mang thai và một số bí quyết để cải thiện cơ hội thụ thai.
[embed-health-tool-due-date]