backup og meta

Không phải loại cá nào mẹ bầu cũng ăn được

Không phải loại cá nào mẹ bầu cũng ăn được

Cá là một nguồn protein dồi dào cho cơ thể, cũng là nguồn cung cấp một lượng lớn chất béo chưa bão hoà, omega-3, i-ốt cho con người và đặc biệt cần thiết cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, một số loại cá có chứa thuỷ ngân, một chất rất độc cho cơ thể, đặc biệt cho các bà bầu. Vì vậy, lựa chọn loại cá phù hợp và ăn lượng cá hợp lí là điều mà các bà mẹ, các bà bầu hay những người phụ nữ chuẩn bị mang thai nên đặc biệt lưu ý.

Bạn nên ăn bao nhiêu cá là đủ?

Theo khuyến cáo của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), bạn nên ăn từ khoảng 220g – 340g cá chứa nồng độ thuỷ ngân thấp mỗi tuần, tức là ăn 2 – 3 bữa ăn có chứa cá trong tuần. bạn nên chọn các loại cá có nồng độ thuỷ ngân thấp như cá hồi, cá rô phi, cá ngừ đóng hộp, cá tuyết,…

Bạn nên tránh ăn những loại cá nào?

Theo khuyến cáo của FDA, bạn nên tránh ăn 4 loại cá có nồng độ thuỷ ngân cao nhất, bao gồm: cá kình, cá kiếm, cá mập và cá thu.

Trong các loài cá, thuỷ ngân tồn tại dưới dạng methymercury, một dạng methyl hoá của thuỷ ngân, là một chất độc thần kinh có thể làm tê liệt hệ thần kinh của con người.

Bạn có biết những khuyến cáo của FDA về ăn cá?

Bạn cần ăn tối đa 340g (2 bữa ăn) mỗi tuần các loại cá và tôm, cua, sò, hến chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp hơn.

  • Năm trong số các loại hải sản phổ biến nhất chứa hàm lượng thuỷ ngân thấp là tôm, cá ngừ trắng đóng hộp, cá hồi, cá minh thái và cá trê;
  • Một loại cá khác cũng được ăn phổ biến là cá ngừ albacore (“trắng”) chứa hàm lượng thuỷ ngân cao hơn cá ngừ trắng đóng hộp. Bởi vậy, khi lựa chọn hai bữa ăn cá và tôm, cua, sò, hến, bạn có thể ăn tối đa 170g (1 bữa ăn) cá ngừ albacore mỗi tuần;
  • Bạn nên kiểm tra những khuyến cáo của địa phương về độ an toàn của những loài cá do gia đình hoặc bạn bè đánh bắt tại các hồ, sông và khu vực ven biển tại địa phương. Nếu không có khuyến cáo nào thì mỗi tuần, bạn có thể ăn tối đa 6 aoxơ (1 bữa ăn) loại cá bắt tại địa phương, nhưng trong tuần đó, bạn không nên ăn bất kỳ loại cá nào khác.

Hãy làm theo những chỉ dẫn tương tự khi cho con bạn ăn cá và tôm, cua, sò, hến, nhưng với mức khẩu phần nhỏ hơn.

Bạn có nên dùng Omega-3 bổ sung thay thế cho việc ăn cá hay không?

Ăn cá, ngoài việc bổ sung Omega-3, còn cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết khác như chất béo chưa bão hoà, protein, i-ốt,… Vì vậy, tốt hơn hết, bạn vẫn nên sử dụng cá. Bạn vẫn có thể vừa ăn cá vừa uống thêm omega-3 bổ sung để có đủ nguồn omega-3 cho sự phát triển của thai nhi.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mercury levels in fish. http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/mercury-levels-in-fish/ Ngày truy cập 31/01/2016

Mercury in fish. http://www.foodstandards.gov.au/consumer/chemicals/mercury/pages/default.aspx Ngày truy cập 31/01/2016

What do you need to know about mercury in fish and shellfish. http://www.fda.gov/food/resourcesforyou/consumers/ucm110591.htm Ngày truy cập 31/01/2016

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Khắc Tiến

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư


Bài viết liên quan

Chỉ số para là gì? Cách đọc và ý nghĩa trong sản khoa

Bổ sung sắt cho mẹ bầu và sau sinh như thế nào cho hiệu quả, an toàn?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Khắc Tiến · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo