backup og meta

Khô âm đạo khi có thai - Làm sao để giảm "khô hạn" hiệu quả?

Khô âm đạo khi có thai - Làm sao để giảm "khô hạn" hiệu quả?

Nếu bị khô âm đạo khi có thai, chuyện ấy cũng sẽ trở nên thưa thớt hơn vì bạn sợ cảm giác đau đớn khi lâm trận. Làm sao để bạn có thể giảm nhẹ cảm giác khô hạn này đây?

Giai đoạn thai kỳ sẽ khiến cơ thể bạn thay đổi. Bạn sẽ phải làm quen với những cơn ốm nghén, cảm giác mệt mỏi, đau nhức cơ thể… Tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng đón nhận sự thay đổi nội tiết tố có thể gây khô âm đạo khi có thai. Tình trạng này có thể khiến cho âm đạo bị đau rát và khó chịu khi quan hệ tình dục. Hãy cùng tìm hiểu về những dấu hiệu đáng quan tâm, nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng “khô hạn” khi mang thai nhé!

1. Bạn có nên lo lắng nếu bị khô âm đạo?

Âm đạo thông thường vẫn ẩm và co giãn nhờ các màng nhầy có trong ống âm đạo. Những màng này bao phủ âm đạo với một lớp chất lỏng trong suốt. Khi mang thai, hormone thay đổi làm ảnh hưởng đến hoạt động của màng nhầy, gây khô âm đạo và có thể dẫn đến ngứa vùng kín khi mang thai. Tình trạng khô âm đạo có thể khiến bạn cảm thấy muốn né tránh chuyện ấy vì “cô bé” bị khô khi quan hệ.

Mặc dù tình trạng khô âm đạo khi mang thai có vẻ không phải vấn đề nghiêm trọng, nhưng nhiều mẹ bầu bị khô hạn khi quan hệ vẫn gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu. Bạn có thể bị khô âm đạo do dị ứng, thuốc điều trị cảm lạnh, thuốc chống trầm cảm, bệnh tự miễn, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc thuốc ức chế estrogen. Do đó, bạn nên quan tâm và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị khô âm đạo.

Bạn nên trình bày rõ với bác sĩ các dấu hiệu nếu cảm thấy khó chịu, nóng rát và khô ngứa âm đạo. Sau khi xác định đúng nguyên nhân gây khô âm đạo, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

2. Vì sao bạn bị khô âm đạo khi mang thai?

khô âm đạo khi có thai

Âm đạo có một lớp chất nhầy mỏng do màng âm đạo tiết ra. Lớp chất nhầy này được duy trì bởi hormone estrogen, chịu trách nhiệm bôi trơn âm đạo. Khi bạn mang thai, tình trạng mất cân bằng nồng độ estrogen gây ra giảm chất lỏng, dẫn đến khô âm đạo.

Tình trạng âm đạo khô trong thời kỳ đầu mang thai là khá phổ biến vì nồng độ estrogen giảm mạnh trong 3 tháng đầu. Sự rối loạn nội tiết này làm giảm sản xuất chất nhầy trong âm đạo và cổ tử cung, dẫn đến âm đạo khô ngứa.

3. Làm sao để bạn giảm khô âm đạo? Bật mí cách làm giảm “khô hạn” khi mang thai

Nếu bạn bị khô ngứa âm đạo khi mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ về tình trạng của mình. Bác sĩ cần loại trừ các nguyên nhân khác gây khô âm đạo và chỉ định một phương pháp điều trị thích hợp.

Bạn có thể áp dụng các lời khuyên sau đây để giảm khô âm đạo khi mang thai:

• Dùng kem estrogen: Bác sĩ có thể kê toa kem estrogen để chống khô da.

Dùng chất bôi trơn gốc nước: Bạn có thể dử dụng chất bôi trơn gốc nước trước khi quan hệ tình dục.

• Dưỡng ẩm cho vùng kín: Bạn có thể thoa dầu vitamin E hoặc kem dưỡng ẩm được chuyên gia khuyên dùng ở vùng âm đạo.

Uống nhiều nước: Bạn nên uống nhiều nước trong suốt cả ngày. Chất nhầy âm đạo có đến 90% là nước nên sẽ giúp âm đạo được bôi trơn.

• Làm sạch âm đạo đúng cách: Bạn nên giữ sạch vùng âm đạo bằng cách rửa dung dịch vệ sinh phụ nữ, sau đó dùng khăn lau khô hoàn toàn.

• Mặc đồ lót rộng rãi và mềm mại: Bạn nên mặc đồ lót bằng vải cotton rộng rãi, mềm mại và thấm nước. Hãy tránh mặc vải tổng hợp và đồ lót bó sát.

• Tránh dùng hóa mỹ phẩm có mùi: Bạn cần tránh sử dụng xà phòng và sữa tắm có mùi hương để làm sạch vùng kín. Bạn cũng không nên tắm bồn với xà phòng, thụt rửa vùng kín và dùng kem dưỡng có mùi cho khu vực nhạy cảm này.

Một trong những vấn đề lớn nhất của tình trạng khô âm đạo khi mang thai chính là bạn sẽ mất cảm hứng với chuyện chăn gối. Khi tìm cách giảm khô âm đạo, bạn cũng nên trao đổi với chồng để anh có thể thông cảm cho bạn. Đặc biệt, nếu bạn đang trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ thì tốt nhất nên kiêng cả chuyện ấy. Hãy đón nhận thời kỳ khô hạn của “cô bé” như các dấu hiệu thai kỳ khác, cơ thể bạn sẽ dần trở lại bình thường sau khi thiên thần của bạn chào đời.

Có thể bạn quan tâm: Mang thai ảnh hưởng đến âm đạo của bạn như thế nào?

Thảo Viên HELLO BACSI

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vaginal Dryness During Pregnancy – Causes & Treatment https://parenting.firstcry.com/articles/vaginal-dryness-during-pregnancy-causes-treatment/ Ngày truy cập: 04.12.2019

Vaginal dryness https://www.mayoclinic.org/symptoms/vaginal-dryness/basics/causes/sym-20151520 Ngày truy cập: 04.12.2019

How Pregnancy Affects Vaginal Health https://www.healthline.com/health/vaginal-health/how-pregnancy-affects-vaginal-health Ngày truy cập: 04.12.2019

Vaginal Dryness

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21027-vaginal-dryness Truy cập ngày 18/09/2022

Experiencing Vaginal Dryness? Here’s What You Need to Know.

https://www.acog.org/womens-health/experts-and-stories/the-latest/experiencing-vaginal-dryness-heres-what-you-need-to-know Truy cập ngày 18/09/2022

Vaginal dryness

https://www.nhs.uk/conditions/vaginal-dryness/ Truy cập ngày 18/09/2022

Phiên bản hiện tại

18/09/2022

Tác giả: Thảo Viên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Giải tỏa nỗi lo mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được

Nước tiểu khi mang thai: Thấu hiểu sức khỏe mẹ bầu qua trạng thái nước tiểu


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thảo Viên · Ngày cập nhật: 18/09/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo