backup og meta

Bà bầu đi tiểu nhiều nên làm sao để hạn chế một cách an toàn, hiệu quả?

Bà bầu đi tiểu nhiều nên làm sao để hạn chế một cách an toàn, hiệu quả?

Bà bầu đi tiểu nhiều lần khi mang thai là tình trạng khá phổ biến nhưng không ai cũng biết nguyên nhân gây ra và cách trị để thoải mái hơn.

Bên cạnh cảm giác buồn nôn ốm nghén thì phụ nữ mang thai vẫn có thể gặp phải các tình trạng khó chịu khác, chẳng hạn như đi tiểu nhiều lần. Nhu cầu đi vệ sinh của mẹ bầu thường sẽ tăng cao nhiều lần hơn khi mang thai. Tình trạng này có thể bắt đầu ở tam cá nguyệt thứ nhất (khoảng tuần thứ 6) và sẽ trở nên trầm trọng hơn vào 3 tháng cuối thai kỳ. Bài viết sau sẽ giải thích nguyên nhân bà bầu đi tiểu nhiều lần khi mang thai cũng như cách cải thiện tình trạng mà bạn có thể quan tâm.

Nguyên nhân bà bầu đi tiểu nhiều lần khi mang thai

Nguyên nhân đứng đằng sau tình trạng bà bầu đi tiểu nhiều khi mang thai là do hormone hCG làm gia tăng đáng kể lượng máu trong cơ thể, dẫn đến việc sản sinh một lượng lớn dịch được lọc qua thận và khiến bàng quang chứa nhiều nước hơn.

Phụ nữ mang thai cũng có thể đi tiểu nhiều và thường xuyên hơn vào ban đêm. Khi nằm, chân của bạn sẽ ngang bằng với phần thân phía trên khiến lượng dịch ở chân có xu hướng trở lại máu và bàng quang làm mẹ bầu muốn đi tiểu.

Một nhân tố quan trọng khác dẫn tới việc bà bầu đi tiểu nhiều khi mang  chính là tử cung đang phát triển gây áp lực lên bàng quang làm giảm thể tích chứa nước tiểu. Tuy nhiên, áp lực này sẽ giảm khi tử cung di chuyển vào khoang bụng trong tam cá nguyệt thứ 2.

Ngoài ra, vào cuối tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi có xu hướng sẽ xoay đầu để chuẩn bị cho sự ra đời nên phần đầu sẽ đè trực tiếp vào bàng quang khiến thai phụ đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Cách hạn chế đi tiểu nhiều khi mang thai

bà bầu đi tiểu nhiều lần

Nhiều mẹ bầu thắc mắc cách hạn chế đi tiểu đêm cho bà bầu là gì? Một số biện pháp giúp cải thiện chứng bà bầu đi tiểu nhiều lần khi mang thai gồm:

  • Khi đi vệ sinh, hãy ngả người về phía trước để có thể làm rỗng bàng quang
  • Hạn chế uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ nhằm hạn chế tình trạng tiểu đêm
  • Một số các thức uống như trà, cà phê, nước ngọt có gas đôi lúc sẽ khiến bạn có cảm giác muốn đi vệ sinh nhiều hơn, do đó nên hạn chế những thức uống này vào buổi tối
  • Hãy thử thực hành các bài tập kegel để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu của bạn, các bài tập này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng rò rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi hoặc cười. (Nếu bạn thấy mình són tiểu khi hắt hơi, hãy cân nhắc mặc một chiếc tã quần hoặc băng vệ sinh có tính thấm hút cao).
  • Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng sẫm hoặc màu cam, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước. Do đó hãy hãy cố gắng tăng lượng nước uống cho đến khi nước tiểu của bạn trở lại màu vàng nhạt bình thường.

Bà bầu đi tiểu nhiều lần khi mang thai là tình trạng bình thường cũng như khá phổ biến, tuy nhiên đôi khi bạn cũng không nên bỏ lơ bởi chúng đại diện cho một số tình trạng nhất định, ví dụ nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc tiểu đường thai kỳ. Do vậy nếu cảm thấy bị làm phiền quá nhiều, bạn hãy đến bệnh viện dể được khám và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu thức khuya, ngủ ít có sao không? Làm sao để cải thiện giấc ngủ?

Rỉ nước tiểu khi ho, hắt hơi và cười có bình thường không?

Rò rỉ nước tiểu khi bà bầu hắt hơi, tập thể dục, ho, hoặc thậm chí cười là một triệu chứng phổ biến và đặc biệt xảy ra nhiều lần trong tháng thứ 8 của thai kỳ. Tình trạng són tiểu hoặc đi tiểu không chủ ý này là kết quả của việc bàng quang chịu quá nhiều áp từ tử cung.

Đi tiểu nhiều lần có phải mang thai không?

Đi tiểu thường xuyên là triệu chứng mang thai khá phổ biến, bên cạnh những triệu chứng và dấu hiệu khác. Tình trạng thường xuyên đi tiểu chắc chắn xảy ra trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ. Sự gia tăng nồng độ hormone hCG cùng với sự gia tăng chất lỏng trong cơ thể sẽ thúc đẩy bà bầu muốn đi vệ sinh cả ngày lẫn đêm.

Bà bầu đi tiểu nhiều lần sẽ hết dần sau khi con chào đời. Tuy nhiên trong sau khi sinh vài ngày, bạn vẫn sẽ đi tiểu nhiều để cơ thể loại bỏ các chất lỏng còn lại từ quá trình mang thai. Mặt khác bạn cũng đừng vì vậy mà quá lo lắng vì sau khoảng thời gian này, đường tiết niệu sẽ trở lại bình thường như trước khi sinh.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Frequent Urination During Pregnancy https://www.whattoexpect.com/pregnancy/symptoms-and-solutions/frequent-urination.aspx Ngày truy cập 07/08/2017

Pregnancy sleep problem: Frequent urination interferes with your sleep https://www.babycenter.com/0_pregnancy-sleep-problem-frequent-urination-interferes-with-y_7525.bc Ngày truy cập 07/08/2017

Frequent Urination During Pregnancy https://parenting.firstcry.com/articles/frequent-urination-during-pregnancy/ ngày truy cập 04/02/2021

Frequent urination during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/frequent-urination-during-pregnancy#:~:text=Frequent%20urination%20is%20when%20you,changes%20occurring%20in%20your%20body. Truy cập ngày 21/02/2022

Pregnancy and the Urge to Pee

https://www.huronregional.org/girltalk/girltalk-blogs/pregnancy-and-the-urge-to-pee Truy cập ngày 21/02/2022

WHAT CAUSES FREQUENT URINATION DURING PREGNANCY?

https://www.marshfieldclinic.org/specialties/obgyn/pregnancy/care-tips/pregnancy-info-frequent-urination Truy cập ngày 21/02/2022

Phiên bản hiện tại

21/02/2022

Tác giả: Khắc Tiến

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Vì sao khóc nhiều khi mang thai? Mẹ nên làm thế nào để kiểm soát?

Bà bầu bị đau hông khi mang thai: Bật mí cách giảm đau nhanh


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Khắc Tiến · Ngày cập nhật: 21/02/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo