backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bà bầu ăn cà pháo được không? Cách ăn cà pháo an toàn trong thai kỳ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 12/04/2023

    Bà bầu ăn cà pháo được không? Cách ăn cà pháo an toàn trong thai kỳ

    Món cà pháo muối chua hay muối xổi ăn kèm thịt luộc, canh cua là món ăn rất đưa cơm ngày nắng nóng nên được không ít người ưa chuộng. Thế nhưng, khi mang thai, mẹ bầu cần phải kiêng khem một số thực phẩm nhất định để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Vậy, bà bầu ăn cà pháo được không?

    Để biết được câu trả lời cho thắc mắc có bầu ăn cà pháo được không, mời bạn tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

    Thành phần dinh dưỡng của cà pháo

    Trước khi tìm hiểu vấn đề bầu ăn cà pháo được không, cùng điểm qua một số thành phần dinh dưỡng nổi bật có trong quả cà pháo.

    Cà pháo có tên khoa học là Solanum macrocarpon, là một loại rau ăn quả có đặc tính dinh dưỡng thú vị. Quả cà pháo có hình cầu hơi nén xuống, thường màu trắng, vàng cam hoặc tím và có nhiều hạt nhỏ. Cà pháo chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, bao gồm:

    • Protein
    • Chất xơ
    • Nước
    • Lipid (ở nhiều mức độ khác nhau)
    • Vitamin A
    • Vitamin B
    • Vitamin K1

    Nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng quả cà pháo có thể làm giảm đáng kể cholesterol toàn phần về mặt thống kê, do đó đóng vai trò nhất định trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, cà pháo còn chứa chất xơ, giúp giảm nguy cơ táo bón khi mang thai và cải thiện hệ tiêu hóa cho mẹ bầu.

    Có thể thấy, quả cà pháo chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Vậy, bà bầu có được ăn cà pháo không? Mời bạn đọc tiếp để có câu trả lời!

    Giải đáp: Bà bầu ăn cà pháo được không?

    bà bầu ăn cà pháo được không

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cà pháo là một món ăn bổ dưỡng. Do đó, lời đáp cho băn khoăn “Bầu ăn cà pháo được không?” là có thể, miễn là mẹ bầu chú ý ăn đúng cách và lượng vừa phải.

    Mặc dù cà pháo chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ bầu, nhưng trong quả cà pháo cũng chứa một chất độc gọi là solanin. Nghiên cứu cho thấy, ở liều lượng thấp, quả cà pháo có thể được tiêu thụ một cách an toàn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, hàm lượng solanin trong cà pháo có thể gây ngộ độc cho mẹ bầu, nhất là những quả cà pháo xanh.

    Không những thế, sự hiện diện của các nguyên tố có nguy cơ gây độc hại (chì, cadmium) trong cà pháo đòi hỏi mẹ bầu cần thận trọng khi ăn cà pháo. Thay vào đó, mẹ bầu cần tiêu thụ đa dạng các loại rau tốt cho sức khỏe. 

    Kết luận

    Câu trả lời cho thắc mắc “Bà bầu ăn cà pháo được không?” là:
    • Mẹ bầu có thể ăn cà pháo với lượng vừa phải, tầm vải quả/bữa ăn và không ăn quá thường xuyên. 
    • Mẹ bầu nên cà pháo đã muối chua, không ăn cà pháo muối xổi. 
    • Mẹ bầu có thể ăn cà pháo nhưng cần bỏ hạt.

    Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn cà pháo

    bà bầu ăn cà pháo được không

    Đọc đến đây hẳn là bạn đã không còn băn khoăn bà bầu ăn cà pháo được không nữa. Tuy nhiên, ngoài những lời đáp trên, thai phụ cần lưu ý một số điều sau nếu muốn ăn cà pháo trong thai kỳ:

    • Bầu ăn cà pháo muối được không? Mặc dù công đoạn muối chua được cho là giúp làm giảm độc tố bên trong cà pháo, nhưng theo dân gian truyền miệng, hạt cà muối có thể gây nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, mẹ bầu cần hạn chế ăn cà muối.
    • Nếu rất thèm ăn cà pháo muối, thai phụ nên tự muối cà pháo ở nhà để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và mẹ đừng quên là đừng muối quá mặn nhé.
    • Không nên muối cà pháo trong bình sắt, bình nhựa, vì điều này có thể dẫn đến các phản ứng hóa học, từ đó sản sinh ra các chất độc hại trong quá trình muối cà pháo. Lời khuyên là bà bầu nên dùng chum sành, sứ hay hũ thủy tinh để muối cà.
    • Không nên ăn quá nhiều cà pháo trong một lần và cũng tránh ăn quá thường xuyên. Vì theo kinh nghiệm dân gian tính hàn của cà pháo có thể khiến mẹ bầu bị ho.
    • Không nên ăn cà pháo vào buổi tối để tránh bị đầy hơi, chướng bụng, khó ngủ, mất ngủ.
    • Nên ăn kèm cà pháo với các loại gia vị, món ăn có tính ôn (tỏi, sả…); tránh ăn kèm thực phẩm có tính hàn.

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được bầu ăn cà pháo được không và những lưu ý để ăn cà pháo an toàn trong thai kỳ.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Văn Thu Uyên

    Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


    Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 12/04/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo