backup og meta

Bạn có nên vẽ Henna hay xăm mình khi mang thai?

Bạn có nên vẽ Henna hay xăm mình khi mang thai?

Để lưu giữ một mảnh ký ức, người ta thường chọn cách quay phim, chụp ảnh, ghi âm hay xăm mình. Thế nhưng, liệu có an toàn không nếu bạn xăm mình hoặc vẽ Henna khi mang thai?

Khi muốn ghi nhớ những thời khắc đặc biệt trong cuộc đời, thay vì tổ chức những bữa tiệc, chụp những bức hình, quay những video vui nhộn, nhiều người lại nghĩ đến việc để lại ký ức đó trên chính cơ thể bằng việc xăm mình. Không ít mẹ bầu cũng có cùng suy nghĩ. Nhưng bạn sẽ tự hỏi, liệu xăm mình có gây hại cho bé và mẹ không? Thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Xăm mình khi mang thai có an toàn không?

Xăm mình không đơn giản chỉ là vẽ một bức tranh lên da, mà còn “vẽ” ra những nguy cơ như viêm gan siêu vi B và HIV/AIDS. Hai loại virus nguy hiểm này đều có thể lây truyền qua dịch cơ thể, điều đó nghĩa là bạn có thể mắc bệnh nếu cơ sở xăm dùng loại kim xăm đã qua sử dụng. Thậm chí, viêm gan siêu vi B và HIV có thể lây truyền cho thai nhi.

Vẫn chưa có nghiên cứu cho biết liệu màu xăm mình và mực xăm mình có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi hay không. Tuy vậy, một lượng hóa chất nhỏ có thể vô hại với người lớn nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.

Ngoài ra, màu sắc làn da của mẹ bầu thay đổi khi mang thai nên vết xăm mình khi mang thai sẽ không giống màu sắc hoặc kích thước với vết xăm sau khi sinh. Bạn nên cân nhắc về việc này nếu quyết định xăm trong thời gian mang bầu, hoặc tốt nhất là chờ em bé ra đời và bạn đã lấy lại vóc dáng cũ thì mới nên xăm. Tất nhiên, bạn cần chọn cơ sở xăm sử dụng kim vô trùng dùng 1 lần cho mỗi người.

Nếu bạn đã xăm trước đây thì lúc sinh có nguy hại gì không?

Bạn nên kiểm tra máu cẩn thận khi biết mình có thai để chắc chắn em bé trong bụng không có bệnh truyền nhiễm.

Nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe đề nghị sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi sinh đối với những mẹ bầu có hình xăm mình ở vùng lưng sau dưới, nhưng có thể không cần nếu hình mới được xăm.

Chưa có bất kì bằng chứng rõ ràng nào về việc không được gây tê gần vết xăm. Nếu bạn có một vết xăm mình ở lưng và đang cân nhắc liệu có nên gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi sinh hay không, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Vậy còn vẽ Henna?

Hàng nghìn năm trước đây, phụ nữ ở Ai Cập, Ấn Độ và các quốc gia Trung Đông đã sử dụng Henna (một phương pháp vẽ hình lên cơ thể sử dụng loại chất nhuộm được điều chế từ một loại cây) như một lời nhắn chúc may mắn đến đứa trẻ trong bụng. Henna thường được vẽ vào ba tháng cuối. Theo truyền thuyết, Henna mang lại sự an toàn cho kì sinh và cho ra đời một bé cưng khỏe mạnh. Nếu bạn yêu thích, bạn có thể vẽ Henna thay vì xăm mình, nhưng nhớ rằng có rất nhiều loại Henna khác nhau. Henna tự nhiên, an toàn, nhuộm màu da cam, đỏ, nâu, vàng nâu, nâu đỏ, sô cô la, cà phê và có thể để được từ 1-4 tuần. Henna tự nhiên không có màu đen.

Bạn nên vẽ Henna tại các tiệm có sử dụng màu tự nhiên, nguyên chất và không sử dụng màu đen khi vẽ Henna. Henna đen không an toàn cho tất cả mọi người, dù mang thai hay không. Loại này chứa paraphenylendiamine (PPD) gây bỏng rát, bóng nước và nhiều phản ứng kéo dài đến vài tháng, rất khó để chẩn đoán và điều trị.

Nếu bạn đang quan tâm đến việc nên xăm mình hay vẽ Henna khi mang thai, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước, mẹ bầu nhé.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Is it safe to get a tattoo during pregnancy. http://www.babycenter.com/404_is-it-safe-to-get-a-tattoo-during-pregnancy_1246861.bc. Ngày truy cập: 25/01/2017.

Pregnancy health – tatoo. http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/tattoos/. Ngày truy cập: 25/01/2017.

Phiên bản hiện tại

13/09/2017

Tác giả: Hương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Coco Thuy Bui


Bài viết liên quan

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?

Giải mã chi tiết những điều kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hương Quỳnh · Ngày cập nhật: 13/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo