backup og meta

Bà bầu uống thuốc say xe có an toàn không?

Bà bầu uống thuốc say xe có an toàn không?

Bà bầu bị say xe là điều dễ gặp phải. Tuy nhiên, không ít phụ nữ mang thai băn khoăn liệu bà bầu uống thuốc say xe có được không, có hại không.

Thời kỳ mang thai khiến cơ thể phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn. Bạn có thể cảm thấy khó chịu hay bị say xe khi đi trên ô tô mà trước đây chưa từng có cảm giác này. Nếu là người bình thường, bạn có thể dùng thuốc chống say xe, nhưng trong thời gian mang thai, liệu bà bầu uống thuốc say xe có an toàn không? Hello Bacsi sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời ngay sau đây.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị say xe

Say xe thường xảy ra khi bạn di chuyển ở quãng đường dù ngắn hay dài. Tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn do:

  • Mẹ bầu ăn quá no trước chuyến đi
  • Mẹ bầu ăn những món khó tiêu hóa
  • Trên xe có mùi khó chịu hoặc mùi thơm quá nồng
  • Não bộ có sự nhầm lẫn giữa việc chuyển động và đứng yên.

Bên cạnh đó, môt số yếu tố khiến bà bầu bị say xe gồm:

  • Đọc sách, sử dụng điện thoại quá nhiều trong lúc di chuyển
  • Không khí trong xe thiếu thông thoáng, gây ngột ngạt
  • Đi ngang qua khu vực nhiều khói bụi

Bà bầu uống thuốc say xe có được không?

Dùng bất kỳ loại thuốc nào trong khi mang thai phải luôn được nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có có thể uống thuốc say xe để ngăn ngừa cảm giác khó chịu. Thuốc say xe hoạt động bằng cách tác động lên não bộ nhằm ngăn ngừa cơn say tàu xe xuất hiện.

Bên cạnh đó, bạn hãy tham khảo những lưu ý dưới đây để tránh các tác dụng phụ không mong muốn:

  • Dùng các loại thuốc không kê toa có chứa dimenhydrinate như Dramamine hoặc sản phẩm bao gồm thành phần diphenhydramine như Benadryl
  • Bác sĩ nghiêm cấm không cho bà bầu sử dụng thuốc say xe có chứa Scopolamine. Dù thuốc không đặc biệt gây hại cho em bé, nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ như chóng mặt, run rẩy, mệt mỏi và tạo ra những nguy cơ khác
  • Các chuyên gia sản phụ khoa khuyên bà bầu nên dùng sản Dramamine nếu bị say xe nặng. Loại thuốc này đã được sử dụng cho phụ nữ mang thai trong một thời gian dài và chưa xảy ra vấn đề nào
  • Luôn tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi mua bất kỳ loại thuốc say xe nào.

Dấu hiệu bà bầu bị say xe nặng

Phụ nữ mang thai bị say tàu xe thường có một số hoặc tất cả các triệu chứng. đấu hiệu sau:

  • Lờ đờ
  • Thở gấp
  • Đau đầu
  • Buồn ngủ
  • Đổ mồ hôi
  • Ăn uống không ngon
  • Tiết nước bọt quá nhiều
  • Mất nước do nôn mửa liên tục
  • Độ nhạy cảm với mùi hương tăng lên

Biện pháp giúp hạn chế, giảm say xe không dùng thuốc

Nếu vẫn lo ngại việc bà bầu uống thuốc say xe, bạn hãy thử áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây để cảm thấy thoải mái hơn trong chuyến đi:

  • Cố gắng chợp mắt
  • Mặc quần áo thoải mái
  • Ngồi ghế bên cạnh tài xế khi đi ô tô
  • Ưu tiên nước lọc trong suốt cả chuyến đi
  • Uống bổ sung vitamin B6 để giúp tình trạng bà bầu giảm say xe
  • Để sẵn trong túi kẹo gừng, kẹo me hoặc món ăn vặt có vị hơi chua
  • Bấm huyệt nội quan ở khu vực chính giữa cổ tay khi cảm thấy buồn nôn
  • Đem theo một quả chanh hay cam để ngửi bất cứ lúc nào cảm thấy khó chịu
  • Nếu đi bằng xe riêng, mẹ bầu có thể hạ cửa kính xuống để hít thở dễ dàng hơn
  • Không nên ăn quá no, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ trước khi khởi hành
  • Không đọc sách hay quan sát chăm chú 1 vật gì đó ở cự ly gần, nên nhìn ra những khoảng không rộng lớn.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Motion Sickness During Pregnancy – Causes, Symptoms & Treatments http://www.momjunction.com/articles/motion-sickness-during-pregnancy-causes-symptoms-and-treatments_00107828/#gref ngày truy cập 29/06/2018

Does pregnancy make me prone to motion sickness?

https://www.babycenter.com/pregnancy/your-life/does-pregnancy-make-me-prone-to-motion-sickness_7238  ngày truy cập 29/06/2019

Motion Sickness During Pregnancy: Is it ok to Take Medicine? https://parentinghealthybabies.com/motion-sickness-pregnancy-medicine/ ngày truy cập 29/06/2018

 

Phiên bản hiện tại

14/10/2020

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Trần Lê Phương Uyên


Bài viết liên quan

Tim thai: Dấu hiệu sức khỏe bé yêu mẹ cần đặc biệt lưu ý

Ra máu khi mang thai 3 tháng đầu: Nguyên nhân do đâu?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 14/10/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo