Tiêm phòng uốn ván là một trong những chỉ định bắt buộc trong thai kỳ, giúp bảo vệ mẹ và bé khỏi nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu vì lý do cá nhân mà không tiêm mũi 2 đúng hẹn, dẫn đến tâm lý lo lắng: “Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”.
Bài viết dưới đây không chỉ giải đáp thắc mắc “Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?” mà còn giúp bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của mũi tiêm uốn ván thứ hai, thời điểm tiêm hợp lý và cách xử lý khi lỡ trễ lịch. Đừng để sự chậm trễ nhỏ ảnh hưởng đến hiệu quả phòng bệnh quan trọng này trong thai kỳ.
Vì sao bà bầu cần tiêm phòng uốn ván?
Uốn ván là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh do độc tố của vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Vi khuẩn uốn ván tồn tại nhiều trong môi trường, từ đất cát, chất thải, bụi bẩn đến các mảnh chai, mảnh kim loại, dụng cụ phẫu thuật chưa tiệt trùng…
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng đối tượng có nguy cơ cao mắc uốn ván là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh không được chủng ngừa đúng cách. Trong suốt thai kỳ, hệ miễn dịch của mẹ bầu có thể suy yếu, khiến cả mẹ và thai nhi dễ bị tác động bởi vi khuẩn uốn ván. Đặc biệt, trong giai đoạn chuyển dạ, nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều do vi khuẩn dễ xâm nhập qua vết thương hở hoặc đường sinh dục.
Trẻ sơ sinh cũng có thể mắc uốn ván do bị nhiễm trùng từ dụng cụ sinh không vô trùng hoặc từ dây rốn không được chăm sóc đúng cách. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong ở cả mẹ và bé. Tiêm phòng uốn ván trong thai kỳ là cách hiệu quả nhất để phòng tránh tình trạng này. Vắc xin không chỉ bảo vệ mẹ khỏi vi khuẩn uốn ván mà còn giúp truyền kháng thể sang thai nhi, bảo vệ trẻ trong giai đoạn đầu đời trước khi đủ tuổi tiêm chủng.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai nên tiêm ít nhất 2 liều trước khi sinh. Liều đầu tiên nên tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu. Liều thứ hai nên tiêm ít nhất 4 tuần sau liều đầu tiên. Sau khi sinh, phụ nữ nên tiếp tục tiêm vắc xin uốn ván đến khi đủ liệu trình 5 liều.
Vì mũi 2 có vai trò hoàn thiện miễn dịch trong thai kỳ, nên nhiều mẹ bầu lo lắng và thường đặt câu hỏi: Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết này.
[embed-health-tool-due-date]
Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Lịch tiêm uốn ván cho bà bầu phụ thuộc vào loại vắc xin sử dụng và tiền sử tiêm chủng của người mẹ. Theo Thông tư 38/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, với vắc xin VAT (vắc xin uốn ván hấp phụ – TT), phụ nữ mang thai lần đầu cần tiêm đủ liều uốn ván như sau:
Đối với mẹ bầu không rõ tiền sử tiêm, hoặc chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản:
- Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
- Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1 và trước ngày dự sinh ít nhất 15-30 ngày.
- Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc tiêm vào lần mang thai tiếp theo.
- Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc tiêm vào thai kỳ tiếp theo.
- Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc tiêm vào lần mang thai tiếp theo.
Đối với mẹ bầu đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản:
- Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
- Mũi 2: Ít nhất 1 tháng sau mũi 1.
- Mũi 3: Ít nhất 1 năm sau mũi 2.
Đối với mẹ bầu đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:
- Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
- Mũi 2: Ít nhất 1 năm sau mũi 1.
Với phụ nữ mang thai lần thứ 2, lịch tiêm phòng uốn ván cần được tính toán hợp lý dựa trên khoảng cách giữa 2 lần mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
- Mẹ bầu mang thai lần 2 nếu cách lần 1 dưới 5 năm thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.
- Mẹ bầu mang thai lần 2 nếu cách lần đầu hơn 5 năm thì cần tiêm 2 mũi uốn ván như lần đầu.
Theo đó, đối tượng cần tiêm lại từ đầu là mẹ bầu có khoảng cách giữa 2 lần mang thai trên 5 năm.
Tiêm uốn ván mũi 2 cách sinh bao lâu?
Trước khi biết được câu trả lời cho vấn đề “Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”, mời bạn cùng tìm hiểu liệu mẹ bầu có thể tiêm vaccine được trễ bao nhiêu ngày để đảm bảo phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả.
Theo khuyến cáo, tiêm uốn ván mũi 2 cần cách mũi 1 ít nhất 1 tháng và trước ngày dự sinh ít nhất 2 tuần đến 1 tháng để cơ thể mẹ kịp thời tạo kháng thể và truyền sang thai nhi.
Ngoài ra, nếu khoảng cách giữa lần mang thai này và thai kỳ trước đó là trên 5 năm thì mẹ bầu cần tiêm uốn ván 2 mũi tương tự như lần đầu mang thai.
Còn nếu mẹ bầu đã tiêm đủ 2-4 mũi uốn ván trong quá khứ và thời gian tiêm chưa vượt quá 5 năm, mẹ bầu chỉ cần tiêm nhắc lại 1 mũi để củng cố miễn dịch.
Nếu đã tiêm đủ 5 mũi và lần tiêm cuối cách đây không quá 10 năm, mẹ bầu không cần tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, nếu mũi cuối cùng cách đây trên 10 năm, phụ nữ mang thai vẫn cần tiêm thêm 1 mũi nhắc.
Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất, mẹ bầu cần tiêm đủ 2 mũi đúng lịch. Tốt nhất là mũi 2 nên được tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng và hoàn thành trước ngày dự sinh khoảng 1 tháng. Nếu tiêm quá sát ngày sinh, vắc xin sẽ không kịp phát huy tác dụng, thậm chí ảnh hưởng đến thai nhi.
Vì vậy, khi phát hiện chậm lịch, mẹ bầu nên đến cơ sở y tế tiêm bù càng sớm càng tốt và thông báo với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm kháng thể để đánh giá khả năng miễn dịch hiện tại và điều chỉnh lịch tiêm phù hợp.
Kết luận
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ “Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?”. Việc tiêm uốn ván đúng lịch là tốt nhất, nhưng nếu tiêm uốn ván mũi 2 muộn, mẹ bầu cũng không nên quá hoang mang. Hãy chủ động tiêm bù càng sớm càng tốt và nhờ bác sĩ tư vấn thêm nếu cần thiết. Để bảo vệ sức khỏe mẹ và bé một cách toàn diện, đừng quên lưu lại lịch tiêm chủng và kiểm tra định kỳ trong suốt thai kỳ. Hãy theo dõi website Hello Bacsi để cập nhật thêm nhiều kiến thức thai sản hữu ích, an toàn và khoa học!