backup og meta

Thực phẩm chứa carb tốt mẹ nên ăn khi mang thai

Thực phẩm chứa carb tốt mẹ nên ăn khi mang thai

Carb là gì? Carb hay còn gọi là carbohydrate chính là chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ. Bởi khi carb được hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ đi qua nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi. Chọn nguồn thực phẩm chứa carb tốt là một cách khôn ngoan để bảo vệ cả mẹ và bé khỏi các vấn đề sức khỏe sau này.

Khi mang thai, mẹ bầu thường thích ăn vặt như: bánh rán, sô cô la, bánh quy, bánh kem, trà sữa… Chúng thường chứa calo rỗng nên không tốt cho cả mẹ và thai nhi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh, bình thường của thai nhi trong bụng mẹ.

Tầm quan trọng của thực phẩm chứa carb tốt đối với mẹ và bé

carb giúp giảm triệu chứng mệt mỏi khi mang thai

Trong giai đoạn bạn mang thai, carb đóng vai trò như nguồn nhiên liệu chính của cơ thể. Các loại thực phẩm chứa carb tốt sẽ phân hủy thành glucose và đi nuôi dưỡng tế bào mẹ và bé.

Carb cũng chứa rất nhiều phytonutrients hoạt động như một chất chống oxy hóa. Vai trò của carb đối với sức khỏe mẹ bầu lúc này là bảo vệ cơ thể mẹ và bé, chống lại các gốc tự do gây hại từ ô nhiễm môi trường xung quanh.

Bên cạnh đó, một số nguồn thực phẩm chứa carb tốt còn có nhiều chất xơ và vitamin. Chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón khi mang thai, đồng thời chúng còn giữ cho lượng máu được ổn định.

Các loại carb cần thiết cho bà bầu

Carb có hai dạng chính: carb đơn giản, carb phức hợp.

  • Carb đơn giản:

Bà bầu nên ăn nhiều carb từ sữa và trái cây

Carb đơn giản được tìm thấy trong các loại đường đã được tinh chế như: đường trắng, bánh ngọt, kẹo, soda. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy loại carb này trong sữa, trái cây.

Các nhóm thực phẩm chứa carb đơn giản từ đường cung cấp cho mẹ rất nhiều calo, nhưng lại “nghèo” chất dinh dưỡng cho em bé. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn “phát tướng”, ăn nhiều nhưng “vào mẹ” chứ không “vào con”.

Vì thế, khi mang thai, mẹ bầu nên hạn chế bánh kẹo ngọt, thức ăn chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy tập thói quen uống sữa, ăn nhiều trái cây để cung cấp lượng đường tự nhiên tốt cho sức khỏe. Mẹ có thể tham khảo cách cắt giảm đường dễ thực hiện, có hiệu quả tại nhà.

  • Carb phức hợp:

Carb phức hợp là các loại tinh bột bạn có thể tìm thấy trong các sản phẩm ngũ cốc như: bánh mì, mì ống, các loại nui, gạo trắng.

Lưu ý khi lựa chọn các loại ngũ cốc: Bạn không nên chọn những loại thực phẩm ngũ cốc đã tinh chế như: bún trắng, gạo trắng, bởi chúng đã bị hao hụt chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến.

Thay vào đó, hãy bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám, bởi chúng vẫn giữ trọn vẹn dinh dưỡng, khoáng chất và vitamin vốn có.

Mẹ bầu có thể bổ sung các thực phẩm chứa carb tốt từ ngũ cốc vào bữa ăn hằng ngày bằng cách: ăn yến mạch và sữa vào buổi sáng hoặc bánh mì nâu, các loại đậu nguyên hạt.

Bà bầu bổ sung thực phẩm chứa carb tốt như thế nào cho đúng cách?

cách bổ sung carb cho bà bầu

Có rất nhiều người lầm tưởng rằng khi mang thai, ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột hay chứa carb là nguyên nhân khiến mình tăng cân vượt mức. Tuy nhiên, sự thật thì carbohydrate là nhóm chất không đáng sợ như các bà bầu vẫn nghĩ. Như các giải thích trên, carb nằm trong nhóm chất dinh dưỡng cần thiết, lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Điều quan trọng tiếp theo mẹ bầu cần làm chính là tìm kiếm các loại thực phẩm chứa carb tốt cũng như cách bổ sung chúng vào khẩu phần ăn như thế nào cho đúng.

  • Ăn thực phẩm chứa carb tốt có chỉ số GI thấp

Chỉ ăn những loại thực phẩm có chỉ số GI (Glycemic Index – chỉ số đường huyết ở thực phẩm) thấp không hẳn là tốt, bởi carb dù tốt hay xấu đều có tác động trực tiếp đến lượng đường trong máu, ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của mẹ bầu. Vì thế, việc phân bổ lượng carb phù hợp trong khẩu phần ăn mỗi ngày của bà bầu là rất quan trọng.

Mỗi loại carb đều có thời gian tiêu hóa khác nhau, một số sẽ tiêu hóa chậm hơn ở người này, nhưng lại nhanh hơn ở người khác. Để đánh giá được mức độ tiêu hóa các loại carb, Glycemic Index sẽ giúp bạn. Chỉ số này dùng để xếp hạng các loại thực phẩm có chứa carbohydrate theo mức độ tăng lượng đường trong máu và khả năng phân hủy thực phẩm. Thực phẩm có GI thấp (từ 55 trở xuống) sẽ được tiêu hóa chậm hơn, do đó mức độ đường huyết cũng tăng chậm hơn so với thực phẩm có GI cao.

Thực phẩm có GI thấp gồm: các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, các loại đậu, sữa giảm béo, chuối, khoai lang.

Thực phẩm có GI cao gồm: bánh mì trắng, gạo trắng, bánh quy, bánh ngọt, khoai tây.

  • Tự làm đồ ăn vặt giàu dinh dưỡng và carb tốt

Nếu bạn cảm thấy đói giữa các bữa ăn, đừng ăn đồ ăn nhẹ mua ngoài hay thức ăn nhanh nhiều chất béo, đường tinh chế. Thay vào đó, hãy tự làm các món ăn vặt tại nhà như:

√ Bánh mì sandwich gà nướng, cá ngừ nghiền

√ Salad cá mòi, cá hồi (bạn có thể trộn các loại rau củ yêu thích với nhau để có món salad ngon đúng ý)

√ Sữa chua trái cây

√ Súp rau, đậu

√ Ngũ cốc nguyên hạt với sữa tươi không đường

√ Bánh mì nướng, khoai tây, khoai lang nướng

Bí quyết giúp hạn chế mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm chứa carb tốt

bí quyết giữ chất dinh dưỡng khi chế biến

  • Ăn rau, trái cây tươi không qua chế biến, bởi chúng vẫn giữ nguyên chất dinh dưỡng so với các loại đã đóng hộp.
  • Khi bạn nấu, xào, hấp rau, bạn nên để lửa thật nhỏ để đảm bảo chất dinh dưỡng ít bị hao hụt nhất.
  • Nếu được, hãy cố gắng hạn chế tối đa các loại nước sốt hay gia vị. Bởi chúng chứa nhiều chất béo chuyển hóa và đường, cùng các loại “carb rỗng” không chứa chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
  • Bổ sung vào thực đơn hằng ngày các loại thực phẩm chứa carb lành mạnh, loại bỏ dần các món ăn chứa carb đơn giản, đã tinh chế. Điều này sẽ giúp bà bầu giảm được lượng đường trong máu, duy trì cân nặng khỏe mạnh trong suốt thai kỳ.

Carb thực sự rất quan trọng với sự phát triển của bé cùng sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai. Mẹ bầu nên ăn 175g carb tốt/ngày, trong đó có khoảng 28g chất xơ. Các loại ngũ cốc nguyên hạt được khuyến khích trong chế độ ăn của phụ nữ mang thai. Việc có một chế độ ăn tốt, đầy đủ, không quá dư thừa dinh dưỡng sẽ giúp thai nhi khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ béo phì sau này.

VI NGUYỄN / HELLO BACSI

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Healthy diet during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/healthy-diet-during-pregnancy/

Healthy Eating During Pregnancy

https://foodinsight.org/healthy-eating-during-pregnancy/

13 Foods to Eat When You’re Pregnant

https://www.healthline.com/nutrition/13-foods-to-eat-when-pregnant/

Phiên bản hiện tại

27/03/2020

Tác giả: Vi Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

5 ngày thải độc, giảm mỡ nhờ ăn chế độ low carb lành mạnh

Làm thế nào để cắt giảm đường trong chế độ ăn hằng ngày?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Vi Nguyễn · Ngày cập nhật: 27/03/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo