backup og meta

Bà bầu ăn đồ sống có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng

Bà bầu ăn đồ sống có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng

Các bác sĩ không khuyến khích việc bà bầu ăn đồ sống, bởi những yếu tố khách quan như thực phẩm chưa được nấu chín có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ lẫn con dẫu cho một số món ăn trông qua lại khá an toàn. Câu chuyện mà Hello Bacsi chia sẻ dưới đây hy vọng sẽ góp phần giúp bạn nâng cao tinh thần cảnh giác.

Mang thai là quãng thời gian hết sức thú vị và đáng trân trọng nhưng bên cạnh đó, có khá nhiều điều bạn phải lưu tâm, chẳng hạn như việc ăn uống. Gần đây, một phụ nữ người Thái mang bầu bảy tháng tử vong sau khi ăn những con sò ngâm chua chưa được nấu chín hoàn toàn do mẹ của cô mua cho từ chợ hải sản gần đó. Sò huyết là một món ăn phổ biến ở Thái Lan và có thể thưởng thức theo nhiều cách chế biến, từ ăn sống tới nấu chín kỹ.

Mọi chuyện vẫn bình thường cho đến khi bữa ăn kết thúc, thai phụ bắt đầu có những biểu hiện lạ như đau bụng và tiêu chảy nặng đến nỗi phải xin phép nghỉ việc. Tuy nhiên, vài ngày sau, hàng xóm không hề thấy cô bước ra khỏi nhà cho đến khi một đứa trẻ phát hiện thai phụ nằm sóng xoài trên sàn và đã không thể qua khỏi. Cảnh sát phát biểu họ không tìm thấy bất cứ dấu vết đáng ngờ nào về việc tử vong do bị sát hại.

Phương tiện truyền thông địa phương cũng không tiết lộ nguyên nhân gây tử vong, nhưng người ta nghi ngờ rằng thai phụ đã qua đời bởi tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng do ngộ độc thực phẩm từ món sò trước đó.

Đối với bà bầu, vệ sinh thực phẩm là điều quan trọng nhất

bà bầu ăn đồ sống

Tai nạn xảy ra với thai phụ xấu số bên trên là một lời nhắc nhở đối với tất cả các bà mẹ mang thai về việc tránh ăn thực phẩm chưa qua chế biến. Bạn nên nhớ rằng, thực phẩm sống không hề an toàn dẫu cho nhìn chúng có sạch sẽ và ngon lành đến đâu, bởi mắt thường của chúng ta không thể nhìn thấy được vi khuẩn.

Nguy hiểm khi bà bầu ăn đồ sống

Không có gì phải bàn cãi khi phụ nữ mang thai được khuyến cáo hạn chế ăn thực phẩm sống đến mức tối đa, bởi nguồn thực phẩm có khả năng thiếu đảm bảo vệ sinh, từ đó dẫn đến tiêu chảy hoặc nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó, bà bầu ăn đồ sống cũng tồn tại những rủi ro nhất định như:

  • Đồ sống bao gồm cả cá, thịt, rau củ chỉ mới qua sơ chế chứa nhiều chất gây hại có thể dẫn đến nhiễm trùng. Trong khi một số tác nhân chỉ khiến mẹ bầu mất nước và yếu đi thì một số tác nhân khác lại có khả năng khiến thai nhi bị lây nhiễm, từ đó gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong.
  • Một loại vi khuẩn mà phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm phải là Listeria. Nó thường được tìm thấy trong đất, nước bẩn hoặc thực vật, nhưng Listeria có thể di chuyển sang cá sống, rau củ trong khi được chế biến (chẳng hạn như hun khói hoặc sấy khô). Listeria cũng có khả năng truyền cho thai nhi qua nhau thai dẫu cho sức khỏe của người mẹ biểu hiện rất bình thường. Nhiễm trùng Listeria ở trẻ chưa sinh có thể dẫn đến sinh non, sảy thai, thai chết lưu…
  • Thịt sống trong các món gỏi, tái cũng chứa rất nhiều tác nhân gây bệnh trên bề mặt và lẫn trong thịt, từ đó ảnh hưởng xấu đến thai nhi bao gồm các vấn đề như thai chết lưu hoặc chậm phát triển trí tuệ.
  • Trứng sống, trứng lòng đào có thể tồn tại Salmonella, một loại vi khuẩn liên quan đến tình trạng nôn mửa, tiêu chảy và sốt. Trong một số trường hợp hiếm hoi, vi khuẩn này còn khiến mẹ bầu gặp phải chứng chuột rút trong tử cung, từ đó dẫn đến sinh non hoặc thai chết lưu.

Lời khuyên cho mẹ bầu

bà bầu ăn đồ sống

Đối với các món rau quả và thịt

Trái cây và rau quả nên được làm sạch triệt để để loại bỏ các hạt đất và bụi bẩn bám trên bề mặt, ưu tiên các loại nông sản đến từ nơi đáng tin cậy hoặc chính bạn tự tay trồng. Mẹ bầu cũng nên bổ sung các món ăn giàu vitamin A chẳng hạn như gan ở mức vừa phải.

Tránh ăn cá có kích thước lớn bao gồm cá mập, cá kiếm, cá thu và cá ngừ vì chúng có thể chứa nhiều thủy ngân. Hãy chọn loại cá chứa nhiều omega-3 nhưng giới hạn lần ăn khoảng 2 lần 1 tuần.

Thực phẩm sống nên bị loại trừ khỏi chế độ ăn uống của bạn, chúng bao gồm:

  • Các sản phẩm thực phẩm làm từ trứng sống, như sốt mayonnaise, kem, trứng luộc lòng đào, trứng bác… Nếu bạn đi mua sắm trong siêu thị, hãy kiểm tra các nhãn thành phần để chắc chắn rằng nhà sản xuất đã tiệt trùng kỹ lưỡng tất cả nguyên liệu.
  • Các loại thịt như thịt gia cầm, thịt bò, cá và động vật có vỏ, kể cả sushi. Đảm bảo rằng tất cả các loại thịt sống đều được nấu chín hoàn toàn và đủ sạch sẽ để ăn.

Hạn chế những món như:

  • Mầm giá đỗ, trừ khi chúng được nấu chín hoàn toàn
  • Các loại thịt bằm có trong hamburger, xúc xích
  • Các sản phẩm chưa được khử trùng, như sữa, pho mát, trứng hoặc nước trái cây
  • Các món ăn phơi khô hoặc hun khói.

Caffeine và thức uống có cồn

  • Caffeine có thể đi vào nhau thai hoặc truyền đến em bé nếu không được tiêu hóa đúng cách và dẫn đến các vấn đề về sau. Mẹ bầu hãy hạn chế lượng caffeine hấp thụ dưới 200 mg mỗi ngày
  • Các bác sĩ cũng đưa ra lưu ý rằng mẹ bầu hãy tránh xa thức uống có cồn bởi những tác động tiêu cực của chúng.

Tiêu chảy trong khi mang thai có nguy hiểm?

Tiêu chảy trong khi mang thai có thể là một mối nguy hiểm. Nếu “đi nặng’ hơn 3 lần trong một ngày thì mẹ bầu nên cẩn thận bởi cơ thể có khả năng đang mất nước. Hãy đến bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh biến chứng bất thường. Dưới đây là một số lời khuyên của Hello Bacsi về cách chăm sóc cơ thể nếu mẹ bầu bị tiêu chảy:

  • Uống nhiều nước
  • Cố gắng ăn một vài món nhẹ, dễ tiêu
  • Tránh các thực phẩm như sữa tươi, món dầu mỡ, hải sản hoặc món ăn khó tiêu hóa

Khi bị tiêu chảy, mẹ bầu không nhất thiết phải uống thuốc bởi thật ra lúc này, cơ thể đang đào thải độc tố hoặc các tác nhân gây bệnh. Một số loại thuốc giúp ngăn chặn sự tiêu chảy ngay lập tức, nhưng điều này đôi lúc lại không tốt, từ đó các tác nhân gây bệnh vẫn còn bị mắc kẹt trong cơ thể, khiến sức khỏe chậm hồi phục.

Các bác sĩ không khuyến khích việc bà bầu ăn đồ sống bởi những biến chứng nguy hiểm vẫn có thể xảy ra bất cứ lúc nào khiến mạng sống của mẹ lẫn con bị ảnh hưởng.

Phương Uyên/HELLO BACSI

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Is It Safe To Eat Pickles During Pregnancy? https://www.momjunction.com/articles/is-it-safe-to-eat-pickles-during-pregnancy_00122254/#gref ngày truy cập 29/11/2018

Pregnant woman dies after eating pickled cockles https://sg.theasianparent.com/leading-cause-of-death-during-pregnancy ngày truy cập 29/11/2018

Eating Pickles During Pregnancy – Health Benefits and Risks https://parenting.firstcry.com/articles/eating-pickles-during-pregnancy-benefits-and-risks/ ngày truy cập 29/11/2018

 

 

Phiên bản hiện tại

06/03/2019

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Cận cảnh dấu hiệu chuyển phôi thành công theo từng ngày

Bà bầu ăn ngô được không? Lợi ích là gì và cần lưu ý gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 06/03/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo