2. Giữ các loại thực phẩm nóng luôn được nóng
Bạn nên giữ các loại thức phẩm nóng luôn được nóng (bằng hoặc trên 60 độ C) cho đến khi được dọn ra để ăn. Hãy hâm nóng những đồ ăn còn thừa từ bữa trước thật kĩ cho đến khi món ăn nóng vừa, hâm canh và nước sốt đến khi sôi trước khi bạn múc ra đĩa.
3. Những lưu ý khi dùng tiệc buffet
Khi dùng tiệc buffet, bạn không được để thức ăn ở nhiệt độ phòng trong quá hai tiếng đồng hồ hoặc quá một tiếng khi thời tiết nóng, vì vậy hãy đặc biệt cẩn thận trong những bữa tiệc nướng ngoài trời vào mùa hè.
4. Bảo quản thực phẩm riêng biệt
Bạn nên bảo quản thực phẩm sống và chín ở những vị trí tách biệt bởi những vi khuẩn từ thực phẩm sống có thể lan sang thực phẩm chín và khiến bạn ngộ độc thức ăn, đặc biệt là khi mang thai vì lúc này hệ miễn dịch của bạn trở nên yếu hơn bình thường.
5. Những lưu ý khi rã đông thực phẩm
Đừng làm đông lại những thực phẩm đã được rã đông ở nhiệt độ phòng hoặc đã rã đông một đến hai ngày, ngay cả khi bạn bảo quản chúng trong tủ lạnh.
6. Chú ý hạn sử dụng của thực phẩm
Hãy chú ý đến ngày sản xuất và hạn sử dụng trên nhãn thực phẩm. Nếu bạn nghi ngờ chúng quá hạn hoặc đã hỏng, hãy vứt chúng đi ngay cả khi không phát hiện dấu hiệu hư hỏng nào rõ ràng.
7. Những lưu ý khi ăn
Đừng chấm thức ăn hai lần (ví dụ như nhúng một củ cà rốt vào nướt sốt, cắn một miếng rồi lại nhúng củ cà rốt đó vào nước chấm lại một lần nữa) hoặc ăn trực tiếp từ hộp đựng thức ăn bằng muỗng. Vi khuẩn từ miệng của bạn có thể làm thực phẩm bị nhiễm khuẩn, cho dù nó được trữ trong tủ lạnh sau đó.