backup og meta

Bà bầu ăn củ dền được không? Tìm hiểu 10 lợi ích của củ dền với mẹ bầu

Bà bầu ăn củ dền được không? Tìm hiểu 10 lợi ích của củ dền với mẹ bầu

Từ lâu, củ dền đã nổi tiếng với hàm lượng dinh dưỡng cao và những lợi ích thần kỳ đối với sức khỏe con người. Vậy bà bầu ăn củ dền được không? Đối với bà bầu, một chế độ ăn dinh dưỡng từ củ dền có thể đem lại những lợi ích về sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích của củ dền, việc ăn quá nhiều có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe.

Một số thai phụ thích ăn đồ ngọt, nhưng việc ăn quá nhiều đồ ngọt có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyên thai phụ nên kết hợp các loại thực phẩm dinh dưỡng vào chế độ ăn của mình. Củ dền không những giúp bạn thỏa mãn cơn thèm ngọt mà nó còn là một trong những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn nên thử đấy.

Giá trị dinh dưỡng của củ dền

Củ dền là loại rau củ ngọt lành, có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe. Bà bầu nên ăn củ dền trong 3 tháng đầu của thai kỳ để giúp bé cưng phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể ăn củ dền với rau sống hoặc luộc ăn kèm với rau xanh để tăng dinh dưỡng. Ngoài ra, uống nước ép củ dền cũng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho bé đấy.

  • Năng lượng – 43kcal
  • Carbohydrate – 6g
  • Chất xơ – 8g
  • Chất béo – 2g
  • Axit folic – 11g
  • Sắt – 15g
  • Mangan – 9g
  • Omega 3 – 1g
  • Omega 6 – 6g
  • Kali – 1g
  • Protein – 6g
  • Vitamin C – 8g
  • Nước – chiếm khoảng 88%.

Lợi ích của củ dền đối với bà bầu

Nếu thắc mắc củ dền có tốt cho bà bầu không? thì câu trả lời là có mẹ nhé! Sau đây là những lợi ích không thể bỏ qua khi ăn củ dền trong thai kỳ:

1. Cải thiện tiêu hóa

Khó tiêu là vấn đề phổ biến trong thai kỳ. Tình trạng này khá bình thường nhưng nó lại khiến độc tố vẫn còn ở lại trong cơ thể, làm cản trở sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Ăn củ dền trong thời gian này là cách để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, lượng chất xơ có trong củ dền còn giúp giảm bớt các rối loạn tiêu hóa và nuôi dưỡng thai nhi. Quan trọng hơn, những chất dinh dưỡng này sẽ giúp ngăn ngừa tiêu chảy, táo bón và cải thiện sức khỏe đường ruột.

2. Nuôi dưỡng thai nhi

Củ dền chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các bà bầu nên bổ sung thường xuyên trong ba tháng đầu. Các chất dinh dưỡng này giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và ngăn ngừa các bệnh bẩm sinh. Bên cạnh đó, vitamin A và E có trong củ dền rất tốt cho bé và giúp quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn.

Có thể bạn quan tâm: Mẹ bầu ăn hành tây được không? Lợi ích và tác hại nào cần lưu ý?

3. Điều chỉnh lượng đường trong máu

Trong thời gian mang thai, việc ăn nhiều đồ ngọt có thể làm cho lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến. Để có thể giải tỏa cơn thèm ngọt, bạn có thể ăn củ dền. Củ dền cũng có vị ngọt nhưng có lượng đường khá thấp. Điều này giúp điều chỉnh lượng đường trong máu hiệu quả, đặc biệt là đối với những phụ nữ mắc chứng đái tháo đường thai kỳ.

4. Ngăn ngừa thiếu máu

Củ dền chứa rất nhiều sắt, giúp tăng hàm lượng hemoglobin. Thiếu hemoglobin trong thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, hemoglobin cũng rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ trong và sau khi sinh.

5. Thanh lọc máu

Củ dền có chức năng lọc máu, điều này rất cần thiết cho phụ nữ mang thai vì nó giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cho bé yêu đồng thời tăng cường sức chịu đựng cho cơ thể, hỗ trợ cho quá trình sinh nở.

6. Ngăn ngừa đau khớp và sưng phù

Nhức đầu, đau lưng, phù chân là tình trạng phổ biến trong thời gian mang thai. Bạn có thể ngăn ngừa vấn đề này bằng cách ăn củ dền vì trong củ dền có chứa betain, một chất chống viêm mạnh, giúp giảm bớt các bệnh thông thường như sưng và đau.

7. Cải thiện hoạt động trao đổi chất

Nhiều bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung nhiều kali trong quá trình mang thai vì dưỡng chất này tốt cho hoạt động trao đổi chất và cân bằng điện giải. Thêm củ dền vào chế độ ăn là cách đơn giản nhất để bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng này. Không những vậy, củ dền còn giúp kiểm soát huyết áp trong thai kỳ.

8. Ngăn ngừa loãng xương

Phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị loãng xương hơn những người khác. Đây là lý do tại sao các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn lựa chọn thực phẩm giàu canxi để ngăn ngừa điều này. Củ dền rất giàu canxi và silic. Vì vậy, ăn củ dền trong thời gian mang thai có thể giúp ngăn ngừa tình trạng hao hụt canxi ở răng và xương, giảm nguy cơ loãng xương.

9. Cải thiện hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, độc tố… Đây là lý do tại sao bạn cần tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch trong thời gian mang thai để vi khuẩn không tiếp cận được với thai nhi. Củ dền rất giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng khả năng miễn dịch và chống lại các yếu tố gây hại cho sức khỏe.

10. Giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Củ dền rất giàu axit folic, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển mô của cơ thể. Ngoài ra, chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển xương sống của bé trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bạn nên ăn củ dền khi đang mang thai để có thể đảm bảo xương sống của bé phát triển tốt và ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh chẳng hạn như tật nứt đốt sống.

Có thể bạn quan tâm: Những ích lợi và rủi ro nếu mẹ bầu ăn cà rốt khi mang thai

Những tác dụng phụ của củ dền mà bạn nên biết

Mặc dù củ dền đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe nhưng nó cũng có một vài tác dụng phụ mà bạn cần phải nhớ:

  • Củ dền có chứa betain, có thể gây ra các triệu chứng nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hóa khác trong thai kỳ
  • Lượng nitrat có trong củ dền có thể gây mệt mỏi và suy nhược trong thời gian mang thai
  • Uống nhiều nước ép củ dền trong thời gian mang thai có thể gây tê liệt dây thanh quản
  • Ăn nhiều củ dền có thể khiến nước tiểu và phân có màu đỏ như máu. Tình trạng này được gọi là beeturia
  • Hàm lượng oxalat cao trong củ dền có thể gây sỏi thận.

Thêm củ dền vào chế độ ăn như thế nào?

Bạn có thể thêm củ dền vào chế độ ăn bằng cách:

  • Cắt nhỏ và thêm vào món salad
  • Nướng với các loại rau củ quả khác
  • Luộc sơ và ăn như một món ăn nhẹ
  • Làm nước ép rau củ với các loại củ khác như cà rốt, dưa leo, cần tây…

Điều quan trọng là bạn nên ăn đúng để củ dền phát huy được công dụng. Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên ăn một lượng vừa phải. Trước khi ăn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả bạn và bé nhé.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

10 Health Benefits Of Eating Beetroot During Pregnancy http://www.momjunction.com/articles/benefits-of-eating-beetroot-during-pregnancy_00353864/#gref Ngày truy cập: 19/6/2018

11 Health Benefits of Beetroot During Pregnancy https://www.naturalfoodseries.com/11-benefits-beetroot-pregnancy/ Ngày truy cập: 19/6/2018

Health benefits of beetroot https://www.netdoctor.co.uk/healthy-eating/a10879/health-benefits-of-beetroot/ Ngày truy cập: 19/6/2018

9 Benefits of Beetroot in Pregnancy

https://www.newkidscenter.org/Beetroot-in-Pregnancy.html Truy cập ngày 21/06/2022

Beetroot juice can reduce blood pressure in pregnancy, but why do some women not respond?

https://www.tommys.org/research/research-topics/pregnancy-complication-research/pre-eclampsia/beetroot-juice-can-reduce-blood-pressure-pregnancy-can-we-predict-which-women-will-respond Truy cập ngày 21/06/2022

Effects of Nitrate-rich Beetroot Juice in Pregnant Women With High Blood Pressure (NITBEETPE)

https://clinicaltrials.gov/ct2/show/NCT05241327 Truy cập ngày 21/06/2022

Phiên bản hiện tại

21/06/2022

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Bác sĩ tư vấn 6 cách tăng nước ối tại nhà cùng 3 liệu pháp y tế

Mẹ bị cường giáp có nên cho con bú không?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 21/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo