backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn cóc được không, cần lưu ý những gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 07/06/2023

    Giải đáp thắc mắc:  Bà bầu ăn cóc được không, cần lưu ý những gì?

    Thèm chua là một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến nhất và cóc xanh cũng là một trong những loại trái cây giúp thỏa cơn thèm mà nhiều mẹ bầu nghĩ đến đầu tiên. Vậy liệu bà bầu ăn cóc được không hay cần chú ý đến những điều gì khác?

    Trái cóc rất quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là các chị em bởi vị chua đặc trưng, khi kết hợp cùng với muối tôm hoặc nước mắm đường sẽ tạo ra món cóc lắc, một món ăn vặt vừa ngon và  vô cùng bắt vị. Mặt khác, món chân gà ngâm sả tắc cùng với cóc non, nước ép cóc cũng là những món khoái khẩu của nhiều chị em. Tuy nhiên, khi mang thai dù thèm chua nhưng nhiều mẹ bầu lại ngần ngại, không biết liệu khi có em bé mình có thể ăn loại quả này hay chăng. 

    Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giải đáp thắc mắc bà bầu ăn cóc được không, các lợi ích mà trái cóc mang đến cho bà bầu cũng như cách ăn cóc an toàn, đảm bảo vệ sinh. 

    Bà bầu ăn quả cóc được không?

    Khi mang thai, ngoài việc chăm sóc sức khỏe đúng cách thì việc ăn gì, ăn bao nhiêu cũng được các mẹ bầu đặc biệt quan tâm để không lợi bất cập hại. Do đó, nhiều chị em bầu bí thường thắc mắc bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không hay bà bầu ăn quả cóc được không?

    Trước khi đi tìm lời giảm đáp cho thắc mắc này, mời bạn cùng điểm qua về thành phần dinh dưỡng của quả cóc. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 100 gram thịt quả cóc, cung cấp:

    • Năng lượng: 59 calo
    • Chất xơ: 10,7 gam
    • Chất béo: 0,3 gam
    • Chất đạm: 3,5 gam
    • Carbohydrate: 13,4 gam
    • Khoáng chất
    • Canxi: 540 mg
    • Sắt: 6,2 mg
    • Natri: 12 miligam
    • Phốt pho: 82 miligam
    • Kali: 579,0 miligam
  • Vitamin
    • Vitamin C: 29 mg
    • Vitamin B3 (Niacin): 1,5 miligam
    • Beta-caroten: 1.624 microgam
    • Vitamin B2 (Riboflavin): 0,20 mg
    • Vitamin B1 (Thiamin): 0,06 mg
  • Nhìn vào các thành phần dưỡng chất của quả cóc kể trên, hẳn là bạn sẽ bất ngờ đúng khi thấy rằng quả cóc có thành phần dinh dưỡng khá  ấn tượng giàu các vitamin và khoáng chất. Vậy bà bầu ăn cóc được không hay bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không?

    Theo các chuyên gia, bà bầu hoàn toàn có thể ăn cóc khi mang thai nếu cảm thấy thèm, ưa thích loại trái cây có vị chua và giòn này mà không gặp vấn đề gì. Trên thực tế, quả cóc đem đến nhiều lợi ích sức khỏe dành cho phụ nữ mang thai mà ít loại trái cây nào có được, mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết.  

    Bà bầu ăn cóc có tốt không? Bà bầu ăn cóc nhận ngay 5 lợi ích sức khỏe 

    bà bầu ăn cóc được không

    Như đã đề cập ở trên, bà bầu ăn cóc được xem như một lựa chọn ăn uống tốt cho sức khỏe thai kỳ nếu như thưởng thức với lượng vừa phải và hợp lý. Các lợi ích đáng chú ý của việc bà bầu ăn cóc khi mang thai gồm:

    1. Tăng cường hệ miễn dịch 

    Bà bầu ăn cóc được không hay bầu 3 tháng đầu ăn cóc được không hay ăn cóc khi mang thai có tốt không… là những thắc mắc rất thường gặp.

    Theo các chuyên gia sản khoa, khi mang thai, cơ thể người mẹ dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của các virus và mầm bệnh gây hại, do đó việc bổ sung các chất chống oxy hóa tự nhiên thông qua thực phẩm là điều cần thiết. Tin vui là quả cóc rất giàu vitamin C nên sẽ hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, bà bầu ăn cóc cũng nhận được lợi ích là thúc đẩy sự hình thành collagen và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. 

    2. Cải thiện tình trạng da

    Hàm lượng vitamin C trong quả cóc giúp sửa chữa mô và nuôi dưỡng làn da cũng như kích thích quá trình sản xuất collagen, từ đó cải thiện vẻ đẹp của làn da. Bên cạnh đó, quả cóc cũng được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da. Ở một số quốc gia như Indonesia, lá cóc khi được đun sôi và chiết xuất đúng cách sẽ có thể thay thế cho kem dưỡng da. Theo kinh nghiệm y học dân gian, rễ của cây cóc còn có khả năng trị ngứa, nấm ngoài da khá hiệu quả.

    3. Bà bầu ăn cóc được không? Ăn cóc khi mang thai có thể trị ho

    bà bầu ăn cóc được không

    Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc bà bầu ăn cóc khi bị ho có sao không? Câu trả lời là bà bầu ăn cóc không những không sao mà còn có thể nhận được lợi ích vô cùng tuyệt vời từ việc này. Bởi theo ý kiến của một số chuyên gia, nếu bị ho khi mang thai, bạn chỉ cần cắt từ 4-6 miếng cóc, sau đó ép lấy nước. Mẹ bầu uống khoảng 2-3 lần một ngày sẽ giúp làm giảm tần suất các cơn ho rất nhiều.

    Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian, bạn có thể dùng lá cóc để trị ho. Mẹ bầu chỉ cần lấy 3 hoặc 4 lá cóc tươi đun sôi trong khoảng 300ml nước và để trong vòng 4-5 phút. Sau đó, lọc bỏ bã, hòa chút mật ong vào là dùng được. Dung dịch nước lá cóc này có thể giúp làm dịu các cơn ho, giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn. 

    Tìm hiểu thêm 8 cách trị ho cho bà bầu hiệu quả, an toàn, không dùng thuốc 

    4. Hỗ trợ chức năng tim mạch

    Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quả cóc chứa nhóm chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe tim mạch. Các hợp chất thực vật này giúp duy trì mức huyết áp bình thường, do đó ngăn ngừa nguy cơ tăng hoặc hạ huyết áp. Chúng cũng giúp các chất dinh dưỡng lưu thông qua các mạch máu một cách trơn tru từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng tích tụ cholesterol xấu LDL làm tắc nghẽn động mạch, do đó ngăn ngừa các bệnh tim mạch một cách hiệu quả.

    5. Ăn cóc khi mang thai giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa 

    Bà bầu ăn cóc có tốt cho hệ tiêu hóa không? Câu trả lời là với các bà bầu đang bị táo bón khi mang thai hoặc bị khó tiêu việc ăn quả cóc sẽ rất hữu ích. Nguyên do là bởi phần thịt của quả cóc có nhiều chất xơ, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giúp làm sạch đường ruột. Ngoài ra, hàm lượng nước cao trong loại trái này giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước.

    6. Bà bầu ăn cóc được không? Ăn cóc khi mang thai giúp bổ mắt

    bà bầu ăn cóc được không: ăn cóc giúp sáng mắt

    Cóc chứa một lượng vitamin A dồi dào nên việc bà bầu ăn cóc với lượng vừa phải và đều đặn sẽ giúp cải thiện sức khỏe thị lực. Điều này rất tốt mẹ bầu nào thường xuyên phải sử dụng các thiết bị máy tính, di động… để hạn chế việc mắt bị mỏi, suy nhươc. Ngoài ra, thói quen uống nước ép cóc sau sinh cũng giúp bạn giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác (ARMD) và các vấn đề về thị lực khác trong những năm sau này. 

    7. Chống nhiễm trùng da

    Theo kinh nghiệm dân gian, thói quen ăn cóc thường xuyên cũng giúp giải quyết các tình trạng da phổ biến như khô, bệnh vẩy nến, bệnh hồng ban và các vết phồng rộp, vết thương khác. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong quả cóc kích thích tổng hợp collagen, do đó làm chậm quá trình lão hóa và làm mờ nếp nhăn.

    8. Các lợi ích khác

    Ngoài các lợi ích kể trên, có nhiều ý kiến cho rằng, ăn cóc khi mang thai giúp:

    • Giảm giảm thiểu tình trạng thiếu máu
    • Phòng ngừa tiền sản giật cho mẹ bầu
    • Hỗ trợ và cải thiện sức khỏe của xương, giảm nguy cơ loãng xương khi mang thai và cho con bú
    • Hỗ trợ sự phát triển của thai nhi
    • Hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ bệnh đái tháo đường…

    Bà bầu ăn cóc khi mang thai cần lưu ý những gì? 

    bà bầu ăn cóc được không

    Đến đây hẳn là bạn không còn thắc mắc bà bầu ăn cóc được không hay ăn có khi mang thai có lợi ích gì. Vậy phụ nữ mang thai cần lưu ý gì khi thưởng thức loại quả  thú vị này?

    Theo các chuyên gia, dù thèm thì mẹ bầu cũng chỉ nên ăn tầm 1-2 quả cóc/ngày và không nên ăn quá thường xuyên. Khi ăn, bạn cần chọn cóc tươi, không bị giập úng hay héo. Để tránh nhiễm khuẩn và nguy cơ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng bên ngoài lớp vỏ, mẹ bầu cần rửa quả cóc dưới vòi nước chảy, gọt vỏ trước khi dùng.

    Hi vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc liệu bà bầu ăn cóc được không. Tuy có nhiều điểm tích cực cho sức khỏe nhưng bạn cũng không nên vì thế mà ăn loại trái cây này quá mức cho phép do trong phần thịt quả cóc chứa nhiều axit, dễ dàng khiến bạn bị trào ngược axit dạ dày hoặc gây khó chịu vùng ruột nếu thưởng thức thiếu kiểm soát. 

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 07/06/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo