Việc áp dụng các phương pháp hoặc cách giảm đau khi chuyển dạ đóng vai trò quan trọng giúp mẹ kiểm soát các cơn đau và “vượt cạn” thuận lợi hơn.
Kỳ kinh nguyệt cuối cùng
Bạn có chắc chắn muốn đăng xuất?
Việc áp dụng các phương pháp hoặc cách giảm đau khi chuyển dạ đóng vai trò quan trọng giúp mẹ kiểm soát các cơn đau và “vượt cạn” thuận lợi hơn.
Có thể nói, mang thai và sinh con là bản năng nhưng cũng là nỗi sợ của không ít phụ nữ. Hơn nữa, quá trình “vượt cạn” không chỉ khiến mẹ bầu đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, sẽ rất hữu ích nếu mẹ trang bị kiến thức thông tin về các lựa chọn phương pháp giảm đau khi sinh ngay từ bây giờ. Đồng thời, trong quá trình chuyển dạ sinh con, hãy cố gắng thả lỏng và giữ tâm lý thoải mái, vì bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ luôn hỗ trợ bạn để việc sinh nở diễn ra an toàn.
Quá trình chuyển dạ sinh con có thể gây đau đớn nên mẹ bầu cần tìm hiểu những phương pháp phù hợp có thể giúp mẹ kiểm soát cơn đau, đặc biệt là khi sinh thường. Dưới đây là 5 cách giảm đau khi chuyển dạ thường được áp dụng:
Entonox là một hỗn hợp gồm khí oxy và nitơ oxit. Việc hít loại khí này không loại bỏ cơn đau hoàn toàn nhưng có thể giúp mẹ bầu giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn.
Khi mẹ bầu chuyển dạ, để giảm đau, các bác sĩ cho sử dụng Entonox bằng cách hít hỗn hợp khí qua mặt nạ hoặc ngậm một ống dẫn mà có thể tự giữ bằng tay. Phương pháp này sẽ mang lại tác dụng giảm đau sau khoảng 15 – 20 giây kể từ khi bạn hít Entonox. Việc giảm đau khi chuyển dạ bằng cách này sẽ hiệu quả hơn nếu bạn hít thở chậm và sâu.
Tác dụng phụ:
Nếu cách giảm đau khi chuyển dạ bằng phương pháp hít Entonox không hiệu quả như mong đợi, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn về việc tiêm thuốc giảm đau.
Đây là phương pháp tiêm thuốc gây tê cục bộ vào cột sống của mẹ bầu. Từ đó làm tê liệt các dây thần kinh truyền cảm giác đau từ tử cung đến não. Trong hầu hết trường hợp, gây tê ngoài màng cứng sẽ là cách giảm đau khi chuyển dạ hoàn hảo đối với các mẹ. Vì vậy, phương pháp này thường được áp dụng khi sản phụ trải qua quá trình chuyển dạ kéo dài hoặc đau dữ dội khi sinh.
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ hay kỹ thuật viên có tay nghề cao, mẹ và thai nhi cần được nhân viên y tế theo dõi chặt chẽ. Trong quá trình đó, bạn sẽ được truyền dịch qua tĩnh mạch và được kiểm tra huyết áp thường xuyên. Đồng thời, em bé cũng được bác sĩ theo dõi tim thai liên tục bằng máy điện tử trong 30 phút đầu tiên và sau mỗi cơn co thắt của tử cung.
Tác dụng phụ:
Việc tiêm thuốc Pethidine vào đùi hoặc mông sản phụ là một trong những cách giảm đau khi chuyển dạ. Mặc dù ít phổ biến hơn thuốc Diamorphine nhưng việc tiêm Pethidine cũng là một phương pháp đem lại tác dụng giúp mẹ thư giãn hơn khi sắp sinh.
Sau khi tiêm sẽ mất khoảng 20 phút để thuốc phát huy tác dụng. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chỉ kéo dài từ 2 đến 4 giờ nên không được khuyến khích sử dụng khi mẹ sắp chuyển sang giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ sinh con.
Tác dụng phụ:
Máy TENS là thiết bị có khả năng kích thích dây thần kinh qua da. Khi sử dụng, máy sẽ được gắn vào lưng của bạn bằng các miếng dính. Thiết bị này phát ra các xung điện cực nhỏ để chặn các tín hiệu về cảm giác đau từ cơ thể đến não bộ. Đồng thời, máy TENS còn kích hoạt giải phóng endorphin, một chất làm giảm cơn đau của bạn.
Tuy nhiên, việc sử dụng máy TENS không phải là cách giảm đau khi chuyển dạ kéo dài hoặc mẹ bầu bị đau dữ dội. Thiết bị này phù hợp để giảm đau trong đợt chuyển dạ đầu tiên. Do đó, các bác sĩ có thể cho bạn sử dụng máy khi quá trình chuyển dạ bắt đầu diễn ra mà thôi.
Nếu có thắc mắc về cách dùng máy TENS, mẹ có thể nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ của nữ hộ sinh. Ngoài ra, mẹ có thể yên tâm rằng đây còn là thiết bị giảm đau không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho mẹ và bé.
Một số mẹ bầu từng sinh con chia sẻ rằng việc ngâm mình trong bồn nước ấm khi quá trình chuyển dạ diễn ra có tác dụng xoa dịu cơ thể và giảm đau rất công hiệu. Nguyên nhân có thể là do ở trong làn nước ấm, cơ thể mẹ thường cảm thấy thư giãn và các cơn co thắt cũng có vẻ dịu hơn.
Để chắc chắn thì bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ xem mình có phù hợp với phương pháp giảm đau này hay không và bệnh viện nơi bạn sắp sinh con có dịch vụ này hay không. Lưu ý là, khi ngâm mình trong nước, bạn cần đảm bảo nhiệt độ nước dễ chịu và không quá 37,5 độ C, để vòi nước xa âm đạo, tránh tạo áp lực đẩy nước vào bên trong âm đạo – tử cung. Đồng thời, hãy nhờ nữ hộ sinh kiểm tra nhiệt độ của bạn mỗi giờ để đảm bảo bạn không bị quá nóng.
Ngày nay, có một số bệnh biện có khu vực riêng đặt bồn tắm nên nếu muốn áp dụng cách giảm đau khi chuyển dạ này, mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ lưỡng.
Lưu ý về cách giảm đau khi chuyển dạ trong trường hợp bạn sinh con dưới nước:
Đối với phương pháp áp dụng thủy liệu pháp, mẹ bầu nên có kế hoạch chuẩn bị cẩn thận từ trước, tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ càng.
Bên cạnh một số cách giảm đau khi chuyển dạ cần được thực hiện tại bệnh viện, một số chị em cũng có thể cân nhắc sử dụng một số phương pháp giảm đau khác mà không cần đến thuốc như châm cứu, liệu pháp mùi hương, thôi miên, xoa bóp và bấm huyệt. Tuy nhiên, hầu hết các kỹ thuật này không được chứng minh là mang lại hiệu quả giảm đau tuyệt đối.
Nếu muốn áp dụng một trong những cách giảm đau khi chuyển dạ trên, bạn nên thảo luận với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ và thông báo cho nhân viên bệnh viện biết trước. Cách tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện và chỉ nên lựa chọn người hỗ trợ đã được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm trong việc giúp tahi phụ giảm đau khi chuyển dạ.
Hãy sử dụng công cụ này để tính ngày dự sinh của bạn. Lưu ý, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo. Hầu hết các mẹ bầu thường sinh trong vòng một tuần trước hoặc sau khoảng thời gian dự sinh này.
Phương pháp tính toán
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Pain relief in labour
https://www.nhs.uk/pregnancy/labour-and-birth/what-happens/pain-relief-in-labour/
Truy cập ngày 12/07/2021
Pain relief in labour and birth
https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/pain-relief
Truy cập ngày 12/07/2021
Medications for Pain Relief During Labor and Delivery
https://www.acog.org/womens-health/faqs/medications-for-pain-relief-during-labor-and-delivery
Truy cập ngày 12/07/2021
Pain relief in labour
https://www.nct.org.uk/labour-birth/your-pain-relief-options/pain-relief-labour
Truy cập ngày 12/07/2021
Managing pain in labour
Truy cập ngày 12/07/2021
Bình luận
Bình luận ngay
Đóng góp ý kiến của bạn cho Hello Bacsi
Đăng ký hoặc Đăng nhập để bình luận ngay!