backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Làm gì để nhanh đậu thai?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 12/03/2024

    Bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không? Làm gì để nhanh đậu thai?

    Chu kỳ kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản. Khi chu kỳ kinh nguyệt không đều, việc xác định thời điểm rụng trứng trở nên khó khăn hơn, có thể dẫn đến khả năng thụ thai tự nhiên theo đó mà cũng giảm đi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt không thể mang thai. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu về chủ đề liệu bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không và những điều cần làm để tăng cơ hội đón tin vui! 

    Mời bạn cùng tìm hiểu!

    Rối loạn kinh nguyệt là gì? 

    Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ bình thường trước đó. 

    Hầu hết phụ nữ đều sẽ ngày có “đèn đỏ” dao động từ 4 – 7 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt thường xảy ra mỗi 28 ngày nhưng vẫn có thể diễn ra trong khoảng 21 – 35 ngày. Trên thực tế, độ dài trung bình của một chu kỳ là 29 ngày. Nếu số ngày từ khi dừng đến khi bắt đầu có kinh nằm ngoài khoảng 21 đến 35 ngày thì có nghĩa rằng bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt

    Một số dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp là:

    • Kinh thưa: Chu kỳ kinh nguyệt dài hơn 35 ngày, thậm chí là 40
    • Kinh dày: Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 22 ngày. 
    • Vô kinh: Không có kinh nguyệt trong 3 tháng trở lên với những người trước đó có chu kỳ kinh nguyệt đều, còn với những người trước đó chu kỳ kinh không đều thì khoảng thời gian được coi là vô kinh khi không có kinh nguyệt trong 6 tháng trở lên, không liên quan đến thai kỳ, cho con bú hoặc mãn kinh.
    • Cường kinh: Lượng máu kinh lớn hơn 80ml/kỳ, có thể kèm theo các cục máu đông.
    • Thiểu kinh: Số ngày có kinh dưới 2 ngày, lượng máu kinh dưới 20ml/kỳ.
    • Rong kinh: Số ngày có kinh kéo dài hơn 7 ngày, lượng máu kinh nhiều hơn bình thường.
    • Thống kinh: Đau bụng dưới khi hành kinh, có thể lan ra cột sống, đùi, hoặc toàn bụng.

    Điểm mặt các nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt 

    phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không

    Trước khi biết được bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không, bạn sẽ cần tìm hiểu những lý do chính khiến chu kỳ “đèn đỏ” bị rối loạn bao gồm:

    1. Nhóm nguyên nhân sinh lý

    Nhóm nguyên nhân sinh lý sẽ xuất phát từ sự thay đổi sinh lý của cơ thể, không liên quan đến bệnh lý nào và có thể liệt kê như sau:

    • Dậy thì
    • Mãn kinh
    • Rối loạn ăn uống
    • Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài
    • Tăng cân hoặc giảm cân đột ngột
    • Vận động với cường độ cao khiến cơ thể kiệt sức.

    2. Nhóm nguyên nhân bệnh lý 

    Nhóm nguyên nhân bệnh lý khiến phụ nữ gặp tình trạng kinh nguyệt không đều sẽ bao gồm các bệnh lý về nội tiết, phụ khoa hoặc thậm chí toàn thân:

    • Rối loạn tuyến giáp
    • Tăng prolactin máu, u tuyến yên 
    • Viêm nhiễm phụ khoa
    • Hội chứng buồng trứng đa nang
    • U xơ tử cung hoặc polyp tử cung
    • Ung thư tử cung hoặc cổ tử cung
    • Bệnh lây qua đường tình dục (STI)… 

    Chuyên gia giải đáp: Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không? 

    phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không

    Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không là một vấn đề mà nhiều chị em quan tâm. Dẫu cho khả năng thụ thai sẽ thấp hơn so với những người có chu kỳ đều đặn thì khi bị rối loạn kinh nguyệt, bạn vẫn có thể mang thai và trải qua hành trình bầu bí lẫn vượt cạn thông qua nhiều biện pháp hỗ trợ sinh sản khác nhau.

    Khi kinh nguyệt không đều, bạn sẽ khó biết được thời điểm nào nên cố gắng thụ thai hoặc xác định thời điểm rụng trứng. Các chị em sẽ phải để ý đến dấu hiệu rụng trứng của bản thân bởi lúc này, độ dài chu kỳ bình thường sẽ không phải là thước đo phù hợp cho việc cần thực hiện quan hệ tình dục lúc nào nhằm gia tăng cơ hội có tin vui. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng que thử rụng trứng để xác định thời điểm quan hệ giúp gia tăng cơ hội thụ thai tự nhiên tốt hơn. 

    Bạn có thể quan tâm:

    Bạn có thể quan tâm:

    Biện pháp khắc phục tình trạng bị rối loạn kinh nguyệt, giúp tăng khả năng thụ thai tự nhiên

    Chắc hẳn qua những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không. Bên cạnh việc canh ngày rụng trứng nhằm xác định thời điểm quan hệ thích hợp hay tiến hành các thủ thuật y tế hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể tìm hiểu những biện pháp để điều hòa chu kỳ, giúp tăng khả năng thụ thai tự nhiên.

    1. Uống trà gừng

    Gừng được đánh giá là đem lại lợi ích cho nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau, bao gồm cả kinh nguyệt không đều. Việc hấp thụ những món ăn hoặc thức uống có bổ sung gừng sống thường xuyên có thể giúp điều hòa kinh nguyệt. Nguyên do là bởi loại gia vị – thảo dược này chứa gingerol, có khả năng giảm viêm trong cơ thể, kích thích co bóp cơ tử cung và tạo điều kiện cân bằng nội tiết tố. 

    Thưởng thức một ly trà gừng nóng với một chút nước cốt chanh và mật ong khi bụng đói vào buổi sáng hoặc buổi tối sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

    2. Xây dựng thói quen tập thể dục thường xuyên rất tốt cho người rối loạn kinh nguyệt

    phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không

    Tập thể dục thường xuyên mang đến nhiều lợi ích và việc điều hòa kinh nguyệt là một trong số đó. Thói quen này không những duy trì cân nặng của bạn mà còn có thể giữ cho nội tiết tố được cân bằng. Khi mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang, phụ nữ đôi lúc sẽ tăng cân không kiểm soát, từ đó gây mất cân bằng nội tiết tố. Việc tập luyện thể dục thường xuyên có thể giải quyết vấn đề này.

    Theo đánh giá, việc thực hành bộ môn yoga rất có lợi cho việc cân bằng tâm trí và cơ thể của bạn. Bộ môn này sẽ giữ cho cơ thể lẫn tâm trí được bình tĩnh. Thêm vào đó, nghiên cứu cho thấy việc thực hành yoga làm giảm nguy cơ đau bụng kinh, các triệu chứng cảm xúc liên quan đến kinh nguyệt, bao gồm trầm cảm, lo lắng… Yoga cũng đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống ở phụ nữ mắc chứng đau bụng kinh nguyên phát.

    3. Chú ý đến chế độ ăn uống

    Ăn nhiều và đa dạng các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng là chìa khóa để kiểm soát nội tiết tố của bạn. Bạn hãy đảm chế độ ăn uống chứa có nhiều axit béo lành mạnh để bổ sung vào chế độ ăn uống, bao gồm dầu dừa, các loại hạt, quả bơ và các loại cá béo như cá hồi, cá trích…

    Probiotic (lợi khuẩn) cũng giúp cơ thể sản xuất một số loại vitamin có ảnh hưởng đến nồng độ hormone như insulin. Một số loại thực phẩm và chất bổ sung probiotic nên thử như: sữa chua, nước hầm xương, nấm sữa kefir, kombucha và các loại rau lên men (cải dưa, kim chi…).

    4. Nghệ 

    Nghệ từ lâu đã xuất hiện trong nhiều bài thuốc cổ truyền lẫn y học hiện đại. Loại củ này rất dễ tìm thấy ở bất cứ đâu và đem lại công dụng giúp điều chỉnh kinh nguyệt không đều. Nghệ chứa đặc tính chống viêm lẫn chống co thắt, giúp giảm các cơn co thắt tử cung. Nếu bạn muốn điều hòa kinh nguyệt một cách tự nhiên, hãy thử dùng bột nghệ với sữa ấm và mật ong, uống hàng ngày cho đến khi chu kỳ đèn đỏ trở nên đều đặn.

    5. Bị rối loạn kinh nguyệt? Hãy thử đu đủ xanh

    Đu đủ xanh nổi tiếng trong việc điều hòa kinh nguyệt không đều. Loại quả này sẽ thúc đẩy co bóp tử cung để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra. Bạn có thể thử uống nước ép đu đủ xanh thường xuyên trong vài tháng và cảm nhận sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt nhé!

    Các phương thức trên đây mang tính chất dân gian cổ truyền nhiều hơn, hãy thử áp dụng chúng vì chúng không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của bạn. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc việc đi khám sớm nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn có bất thường, bên cạnh các nguyên nhân sinh lí thì vẫn có các nguyên nhân bệnh lý có thể gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt này. Nếu có bệnh lý tiềm ẩn phía sau tình trạng này, bạn cần được điều trị bằng thuốc dưới sự kê đơn của bác sĩ.  

    Mong rằng những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài đã giúp bạn tháo gỡ được thắc mắc liệu bị rối loạn kinh nguyệt có thai được không và nên làm gì để nhanh chóng đón nhận tin vui. Đừng quên truy cập Hello Bacsi thường xuyên nhằm cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về chủ đề chăm sóc sức khỏe sinh sản nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Văn Thu Uyên

    Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


    Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 12/03/2024

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo