backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Hỏi đáp Bác sĩ: Không có tinh trùng có chữa được không, có thể có con không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung · Sản - Phụ khoa · Phòng khám phụ sản Cảm Xúc


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 15/03/2022

    Hỏi đáp Bác sĩ: Không có tinh trùng có chữa được không, có thể có con không?

    Bạn đọc hỏi:

    Chào bác sĩ,

    Mình 32 tuổi, đời sống sức khỏe bình thường, vợ chồng không áp dụng biện pháp tránh thai nhưng hơn 1 năm qua không có tin vui. Hai vợ chồng mình đi khám hiếm muộn, bác sĩ có đề nghị mình làm tinh dịch đồ thì phát hiện ra không có tinh trùng. Bác sĩ cho hỏi là không có tinh trùng có chữa được không, chữa như thế nào, có thể có con không? Cảm ơn bác sĩ! 

    Hoàng Thịnh, TP. Hồ Chí Minh 

    Bác sĩ trả lời:

    Chào anh Hoàng Thịnh,

    Với câu hỏi “không có tinh trùng có chữa được không, chữa như thế nào, có thể có con không?”, bác sĩ Nguyễn Thị Nhung, chuyên khoa Sản và Kế hoạch hóa gia đình, đang thực hành tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội giải đáp như sau:

    Trước khi trả lời thắc mắc của anh Hoàng Thịnh về việc không có tinh trùng có chữa được không, mình xin nói rõ về xét nghiệm tinh dịch đồ và tình trạng không có tinh trùng.

    Tinh dịch đồ là xét nghiệm quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tinh dịch ở nam giới.

    Không có tinh trùng (tên gọi khác là vô tinh) là thuật ngữ dùng để diễn tả tình trạng không thấy tinh trùng trong tinh dịch sau khi ly tâm và xem dưới kính hiển vi có độ phóng đại 400 lần. Tình trạng này được chia thành 2 nhóm nguyên nhân, bao gồm: không có tinh trùng do tắc nghẽn và không có tinh trùng không do tắc nghẽn. 

    • Nhóm nguyên nhân không do tắc nghẽn bao gồm các nguyên nhân sau:
      • Bệnh lý ở vùng dưới đồi – tuyến yên: Vùng dưới đồi – tuyến yên là các cấu trúc của não, có chức năng sản xuất các hormon để điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết và một số tuyến ngoại tiết, từ đó điều hòa nhiều chức năng của cơ thể trong đó có chức năng sản xuất tinh trùng. Do đó, vùng dưới đồi – tuyến yên bị tổn thương có thể gây ra tình trạng không có tinh trùng.
      • Do vấn đề về di truyền bao gồm bất thường về số lượng hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể.
      • Nguyên nhân từ tinh hoàn như không có tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, tinh hoàn không sản xuất được tinh trùng trưởng thành, teo tinh hoàn…
    • Nhóm nguyên nhân do tắc nghẽn do tắc ở vị trí trên đường di chuyển của tinh trùng như: ống dẫn tinh, mào tinh, ống phóng tinh. Trong trường hợp này, tinh trùng vẫn được sản xuất ở tinh hoàn, nhưng bị tắc đường ra, không xuất hiện trong tinh dịch.

    không có tinh trùng có chữa được không

    Đến đây, bác sĩ xin trả lời cho thắc mắc của anh Thịnh không có tinh trùng có chữa được không, chữa như thế nào, có thể có con không là có. Việc điều trị bệnh không có tinh trùng tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị có thể được thực hiện bao gồm:

    • Điều trị nội khoa: Trường hợp người bệnh bị không có tinh trùng do tổn thương ở vùng dưới đồi – tuyến yên có thể điều trị bằng các thuốc nội tiết như FSH, HCG, clomiphene, anastrozole và letrozole.
    • Chỉ định điều trị ngoại khoa: Nếu nguyên nhân không có tinh trùng do tắc nghẽn, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa để giải quyết nguyên nhân tắc nghẽn: Tắc mào tinh, tắc ống dẫn tinh, giãn tĩnh mạch thừng tinh…
    • Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản: Bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như chọc hút lấy tinh trùng từ mào tinh qua da, phẫu thuật vi phẫu lấy tinh trùng từ mào tinh, phẫu thuật lấy tinh trùng từ tinh hoàn… nhằm lấy tinh trùng và phục vụ cho các biện pháp hỗ trợ sinh sản như bơm tinh trùng, thụ tinh trong ống nghiệm.

    Như vậy, trong trường hợp của anh, anh cần đến cơ sở khám chữa bệnh tiến hành thăm khám, chỉ định làm một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng không có tinh trùng của anh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị chính xác và hiệu quả tình trạng này.

    Bạn có thể xem thêm các bài viết: 

    Bế tinh azoospermia: Khi số lượng tinh trùng bằng “không” 

    Tinh trùng ít là như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả 

    Triệu chứng vô sinh ở nam dễ nhận biết – Khi nào bạn nên đi khám? 

    Trân trọng!

    Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung

    Sản - Phụ khoa · Phòng khám phụ sản Cảm Xúc


    Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 15/03/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo